Trong một bình luận khác thường về các thị trường ngoại hối ngày 20/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng tỷ giá đồng euro ở mức 1,30-1,40 USD là bình thường trong lịch sử hình thành và phát triển của đồng tiền chung châu Âu.
Tại một hội nghị kinh tế vừa diễn ra ở thủ đô Berlin, trong bối cảnh có sự lo ngại ngày càng gia tăng về việc đồng euro được cho là quá mạnh so với các ngoại tệ khác, bà Merkel cho biết Đức nhất định thả nổi tỷ giá hối đoái, đồng thời nói cam kết đã được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng kinh tế và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi (G20) là "tín hiệu tốt."
Tại Hội nghị trên diễn ra ở Mátxcơva trong hai ngày 15-16/2, G20 đặc biệt nhấn mạnh sẽ không đặt mục tiêu tỷ giá hối đoái đặc biệt hay định giá thấp hoặc phá giá các đồng tiền của họ để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, trong bối cảnh nhiều nhà phân tích lo ngại về khả năng bùng nổ "cuộc chiến tiền tệ."
Một số nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhất là Pháp, đã bày tỏ sự quan ngại rằng việc đồng euro gần đây tăng giá trên các thị trường ngoại hối có thể ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu và cản trở đà hồi phục vừa mới manh nha của kinh tế khu vực.
Một số nước còn cáo buộc Nhật Bản cố tình can thiệp để hạ thấp tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Thực tế cho thấy đồng yen đã yếu đi đáng kể trong mấy tháng gần đây, khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) hứa hẹn thực thi mạnh hơn các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Mặc dù không đề cập trực tiếp đến vấn đề Nhật Bản, song bà Merkel nhận xét rằng thế giới tiếp tục chứng kiến những nỗ lực hạ thấp tỷ giá đồng nội tệ thông qua một số chính sách tiền tệ, nhờ thế mà có quốc gia tạo được cơ hội xuất khẩu tốt hơn./.
Tại một hội nghị kinh tế vừa diễn ra ở thủ đô Berlin, trong bối cảnh có sự lo ngại ngày càng gia tăng về việc đồng euro được cho là quá mạnh so với các ngoại tệ khác, bà Merkel cho biết Đức nhất định thả nổi tỷ giá hối đoái, đồng thời nói cam kết đã được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng kinh tế và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi (G20) là "tín hiệu tốt."
Tại Hội nghị trên diễn ra ở Mátxcơva trong hai ngày 15-16/2, G20 đặc biệt nhấn mạnh sẽ không đặt mục tiêu tỷ giá hối đoái đặc biệt hay định giá thấp hoặc phá giá các đồng tiền của họ để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, trong bối cảnh nhiều nhà phân tích lo ngại về khả năng bùng nổ "cuộc chiến tiền tệ."
Một số nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhất là Pháp, đã bày tỏ sự quan ngại rằng việc đồng euro gần đây tăng giá trên các thị trường ngoại hối có thể ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu và cản trở đà hồi phục vừa mới manh nha của kinh tế khu vực.
Một số nước còn cáo buộc Nhật Bản cố tình can thiệp để hạ thấp tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Thực tế cho thấy đồng yen đã yếu đi đáng kể trong mấy tháng gần đây, khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) hứa hẹn thực thi mạnh hơn các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Mặc dù không đề cập trực tiếp đến vấn đề Nhật Bản, song bà Merkel nhận xét rằng thế giới tiếp tục chứng kiến những nỗ lực hạ thấp tỷ giá đồng nội tệ thông qua một số chính sách tiền tệ, nhờ thế mà có quốc gia tạo được cơ hội xuất khẩu tốt hơn./.
Trang Nhung (TTXVN)