Theo Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Tổng cục Thống kê (GSO) và Liên Hợp Quốc (UN) tại Việt Nam công bố sáng ngày 25/11, tại Hà Nội, trong số những phụ nữ Việt Nam được khảo sát có 34% số người từng bị chồng bạo hành thể xác hoặc tình dục.
Có tới 58% phụ nữ Việt Nam được hỏi cho biết, họ từng là nạn nhân của ít nhất một trong số các hình thức bạo lực gia đình: thể xác, tình dục, tinh thần... Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.
Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra, bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Trẻ em sống trong những gia đình người mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn đề về hành vi hơn so với những trẻ em khác.
Nhóm nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam đã thực hiện phỏng vấn với 4.838 phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi ở Việt Nam. 90 cuộc phỏng vấn chuyên sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm cũng đã được tiến hành tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Bến Tre.
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Phối hợp chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới, do Tổng Cục Thống kê tiến hành với trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sự tham gia của các chuyên gia tư vấn trong nước từ Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), Bộ Y tế và một chuyên gia tư vấn quốc tế./.
Có tới 58% phụ nữ Việt Nam được hỏi cho biết, họ từng là nạn nhân của ít nhất một trong số các hình thức bạo lực gia đình: thể xác, tình dục, tinh thần... Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.
Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra, bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Trẻ em sống trong những gia đình người mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn đề về hành vi hơn so với những trẻ em khác.
Nhóm nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam đã thực hiện phỏng vấn với 4.838 phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi ở Việt Nam. 90 cuộc phỏng vấn chuyên sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm cũng đã được tiến hành tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Bến Tre.
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Phối hợp chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới, do Tổng Cục Thống kê tiến hành với trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sự tham gia của các chuyên gia tư vấn trong nước từ Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), Bộ Y tế và một chuyên gia tư vấn quốc tế./.
Thiên Linh (Vietnam+)