Tiếp tục phiên họp thứ 13, sáng 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về phân bổ 2 chương trình mục tiêu quốc gia: Ứng phó với Biến đổi khí hậu và khắc phục ô nhiễm môi trường và cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hòa giải cơ sở.
Bố trí kinh phí phù hợp cho hai chương trình biến đổi khí hậu và khắc phục ô nhiễm môi trường
Báo cáo của Chính phủ về việc rà soát các nội dung, nhiệm vụ và phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2013 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu và Chương trình mục tiêu quốc gia Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Minh Quang trình bày nêu rõ: Năm 2013, Chương trình Mục tiêu quốc gia Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường được giao tổng kinh phí là 131 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 83 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 48 tỷ đồng.
Về phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển: Chính phủ rà soát, điều chỉnh kinh phí bố trí 83 tỷ đồng cho các dự án đầu tư thuộc dự án thành phần số 1 "Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng" và dự án thành phần số 3 "Thu gom, xử lý nước thải các đô thị lại II trở lên thuộc ba lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.”
Chính phủ cũng điều chỉnh phương án phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện dự án thành phần số 2 "Cải thiện và phục hồi môi trường tại một số khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật." Theo đó, cắt giảm kinh phí bố trí cho tiểu dự án Cải thiện và phục hồi ô nhiễm tại khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại xã Thái Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình để bổ sung kinh phí cho tiểu dự án Cải thiện và phục hồi ô nhiễm tại khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Hợp tác xã Hồng Kỳ, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thuộc danh mục điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được ban hành kèm theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã rà soát và cắt giảm kinh phí 500 triệu đồng từ hoạt động của Văn phòng chương trình để chuyển sang bố trí cho tiểu dự án thực hiện tại tỉnh Quảng Bình nói trên.
Về chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu được giao tổng kinh phí là 248,3 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 79,5 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 168,8 tỷ đồng. Đối với phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư phát triển được bố trí để triển khai các mô hình thích ứng thí điểm ứng phó với biến đổi khí hậu ở hai tỉnh Quảng Nam và Bến Tre và xây dựng mô hình số độ chính xác cao khu vực đồng bằng và ven biển phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
Việc thực hiện thí điểm được triển khai với nhiều mô hình khác nhau, từ đó rút kinh nghiệm và lựa chọn một số mô hình tối ưu để nhân rộng ở các địa bàn có điều kiện tương tự. Đối với các địa phương còn lại, Chính phủ sẽ bố trí nguồn vốn thông qua Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Chương trình SP-RCC) theo văn bản số 1443/TTg-QHQT ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án ưu tiên thuộc chương trình SP-RCC, bao gồm 61 danh mục dự án ưu tiên cấp bách có thể triển khai từ năm 2013.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí về việc phân bổ kinh phí cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và khắc phục ô nhiễm môi trường theo báo cáo của Chính phủ. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết 3 năm triển khai thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia 2011-2013 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, từ đó có căn cứ đề xuất với Quốc hội điều chỉnh lại các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, đảm bảo kinh phí còn lại của hai năm 2014-2015 bố trí tập trung xử lý những vấn đề quan trọng nhất của từng Chương trình.Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ rà soát, xem xét, điều chỉnh việc phân bổ ngân sách giữa việc xây dựng hai đoạn đê của Cà Mau và Trà Vinh với việc trồng rừng ngập mặn ven biển để giữ đất, cải thiện môi trường sinh thái.
Tăng cường xã hội hóa đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở
Đối với các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hòa giải cơ sở, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật theo quan điểm “không hành chính hóa và tăng cường xã hội hóa đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở.”
Về phạm vi hòa giải ở cơ sở (Điều 3), các Ủy viên Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của các đại biểu Quốc hội quy định về phạm vi hòa giải ở cơ sở theo hướng loại trừ, theo đó chỉ quy định những vụ, việc không được hòa giải ở cơ sở… Đồng thời, đề nghị rà soát các quy định pháp luật có liên quan để đảm bảo bao quát hết các trường hợp loại trừ, tránh lợi dụng việc hòa giải để trốn tránh trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính. Tuy nhiên, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng quy định tại Điều này phải gắn với các nghị định hướng dẫn Luật; nội dung Điều luật phải phát huy tình tương thân tương ái, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng để xử lý các vấn đề xung đột tại cơ sở, gắn với việc phòng ngừa, giữ vững sự ổn định và trật tự xã hội.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tán thành với quy định bầu và công nhận hòa giải viên tại cơ sở nhằm bảo đảm dân chủ trong việc người dân được trực tiếp lựa chọn người có uy tín làm hòa giải viên ở cơ sở, cộng đồng, nâng cao ý thức, trách nhiệm và địa vị pháp lý của hòa giải viên. Việc bầu hòa giải viên nhằm thể hiện quan điểm không hành chính hóa, tăng cường xã hội hóa đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở, thực hiện đúng bản chất tự nguyện, tự quyết và tự quản của nhân dân đối với hoạt động này.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dành nhiều thời gian thảo luận về vai trò của quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải; Ban hòa giải hoặc Hội đồng hòa giải ở cấp xã; kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.../.
Bố trí kinh phí phù hợp cho hai chương trình biến đổi khí hậu và khắc phục ô nhiễm môi trường
Báo cáo của Chính phủ về việc rà soát các nội dung, nhiệm vụ và phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2013 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu và Chương trình mục tiêu quốc gia Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Minh Quang trình bày nêu rõ: Năm 2013, Chương trình Mục tiêu quốc gia Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường được giao tổng kinh phí là 131 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 83 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 48 tỷ đồng.
Về phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển: Chính phủ rà soát, điều chỉnh kinh phí bố trí 83 tỷ đồng cho các dự án đầu tư thuộc dự án thành phần số 1 "Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng" và dự án thành phần số 3 "Thu gom, xử lý nước thải các đô thị lại II trở lên thuộc ba lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.”
Chính phủ cũng điều chỉnh phương án phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện dự án thành phần số 2 "Cải thiện và phục hồi môi trường tại một số khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật." Theo đó, cắt giảm kinh phí bố trí cho tiểu dự án Cải thiện và phục hồi ô nhiễm tại khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại xã Thái Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình để bổ sung kinh phí cho tiểu dự án Cải thiện và phục hồi ô nhiễm tại khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Hợp tác xã Hồng Kỳ, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thuộc danh mục điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được ban hành kèm theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã rà soát và cắt giảm kinh phí 500 triệu đồng từ hoạt động của Văn phòng chương trình để chuyển sang bố trí cho tiểu dự án thực hiện tại tỉnh Quảng Bình nói trên.
Về chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu được giao tổng kinh phí là 248,3 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 79,5 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 168,8 tỷ đồng. Đối với phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư phát triển được bố trí để triển khai các mô hình thích ứng thí điểm ứng phó với biến đổi khí hậu ở hai tỉnh Quảng Nam và Bến Tre và xây dựng mô hình số độ chính xác cao khu vực đồng bằng và ven biển phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
Việc thực hiện thí điểm được triển khai với nhiều mô hình khác nhau, từ đó rút kinh nghiệm và lựa chọn một số mô hình tối ưu để nhân rộng ở các địa bàn có điều kiện tương tự. Đối với các địa phương còn lại, Chính phủ sẽ bố trí nguồn vốn thông qua Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Chương trình SP-RCC) theo văn bản số 1443/TTg-QHQT ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án ưu tiên thuộc chương trình SP-RCC, bao gồm 61 danh mục dự án ưu tiên cấp bách có thể triển khai từ năm 2013.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí về việc phân bổ kinh phí cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và khắc phục ô nhiễm môi trường theo báo cáo của Chính phủ. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết 3 năm triển khai thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia 2011-2013 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, từ đó có căn cứ đề xuất với Quốc hội điều chỉnh lại các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, đảm bảo kinh phí còn lại của hai năm 2014-2015 bố trí tập trung xử lý những vấn đề quan trọng nhất của từng Chương trình.Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ rà soát, xem xét, điều chỉnh việc phân bổ ngân sách giữa việc xây dựng hai đoạn đê của Cà Mau và Trà Vinh với việc trồng rừng ngập mặn ven biển để giữ đất, cải thiện môi trường sinh thái.
Tăng cường xã hội hóa đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở
Đối với các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hòa giải cơ sở, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật theo quan điểm “không hành chính hóa và tăng cường xã hội hóa đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở.”
Về phạm vi hòa giải ở cơ sở (Điều 3), các Ủy viên Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của các đại biểu Quốc hội quy định về phạm vi hòa giải ở cơ sở theo hướng loại trừ, theo đó chỉ quy định những vụ, việc không được hòa giải ở cơ sở… Đồng thời, đề nghị rà soát các quy định pháp luật có liên quan để đảm bảo bao quát hết các trường hợp loại trừ, tránh lợi dụng việc hòa giải để trốn tránh trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính. Tuy nhiên, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng quy định tại Điều này phải gắn với các nghị định hướng dẫn Luật; nội dung Điều luật phải phát huy tình tương thân tương ái, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng để xử lý các vấn đề xung đột tại cơ sở, gắn với việc phòng ngừa, giữ vững sự ổn định và trật tự xã hội.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tán thành với quy định bầu và công nhận hòa giải viên tại cơ sở nhằm bảo đảm dân chủ trong việc người dân được trực tiếp lựa chọn người có uy tín làm hòa giải viên ở cơ sở, cộng đồng, nâng cao ý thức, trách nhiệm và địa vị pháp lý của hòa giải viên. Việc bầu hòa giải viên nhằm thể hiện quan điểm không hành chính hóa, tăng cường xã hội hóa đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở, thực hiện đúng bản chất tự nguyện, tự quyết và tự quản của nhân dân đối với hoạt động này.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dành nhiều thời gian thảo luận về vai trò của quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải; Ban hòa giải hoặc Hội đồng hòa giải ở cấp xã; kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.../.
Phúc Hằng (TTXVN)