Chiều 13/4, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
Về đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban Pháp luật là cơ quan tiến hành thẩm tra nêu quan điểm, bên cạnh đối tượng chung là công dân thì có một số nhóm đối tượng là những người ít có khả năng, điều kiện thực tế để tiếp cận pháp luật hoặc những người trực tiếp làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần có những kiến thức pháp luật chuyên sâu và kỹ năng để thực hiện việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc những người cần phải giáo dục nhằm thay đổi hành vi để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Vì vậy, việc xác định rõ một số đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật là cần thiết.
Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho giữ quy định này trong dự thảo Luật; đồng thời, bổ sung một số đối tượng đặc thù khác, bao gồm: bổ sung đối tượng là “ngư dân,” vì đây là những người hoạt động dài ngày trên biển, ít có điều kiện tiếp cận các quy định của pháp luật (Điều 17); Bổ sung đối tượng là “cán bộ, công chức và viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân," vì đây là những người cần được trang bị kiến thức pháp luật sâu và đầy đủ để thực hiện việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn hoặc trực tiếp thực hiện việc phổ biến giáo dục, pháp luật (Điều 19);
Bổ sung đối tượng là “người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh,” vì đây là đối tượng cần được giáo dục nhằm thay đổi hành vi và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Việc bổ sung đối tượng này cũng bảo đảm thống nhất với quy định đối với “phạm nhân”, “người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng” đã được quy định trong dự thảo Luật (Điều 21).
Trao đổi nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng không nên bổ sung đối tượng “cán bộ, công chức và viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân” vào đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm đối tượng này là những người có trình độ và hiểu biết về pháp luật nên không cần thiết là đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền lý giải rằng “cán bộ, công chức và viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân” đúng là những người có trình độ và am hiểu pháp luật, tuy nhiên vẫn cần có những kiến thức pháp luật chuyên sâu và kỹ năng để thực hiện việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật, chính vì thế mới bổ sung thêm vào đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật.
Xung quanh đề xuất bỏ đối tượng nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người ra khỏi đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban Pháp luật nêu lý do nếu cần phổ biến, giáo dục pháp luật để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, mua bán người thì đối tượng cần được phổ biến, giáo dục pháp luật phải là những người có khả năng thực hiện hành vi bạo lực gia đình, mua bán người chứ không phải là các nạn nhân. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng không nên đưa đối tượng này ra khỏi đối tượng đặc thù vì họ cần được trang bị thêm kiến thức về pháp luật để biết tự bảo vệ mình.
Tại buổi làm việc, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận làm rõ thêm nội dung về báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật; Hội đồng phối hợp, giáo dục pháp luật...
Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị ban soạn thảo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến trao đổi của Ủy ban thường vụ Quốc hội, khẩn trương, nghiêm túc hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 sắp tới./.
Về đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban Pháp luật là cơ quan tiến hành thẩm tra nêu quan điểm, bên cạnh đối tượng chung là công dân thì có một số nhóm đối tượng là những người ít có khả năng, điều kiện thực tế để tiếp cận pháp luật hoặc những người trực tiếp làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần có những kiến thức pháp luật chuyên sâu và kỹ năng để thực hiện việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc những người cần phải giáo dục nhằm thay đổi hành vi để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Vì vậy, việc xác định rõ một số đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật là cần thiết.
Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho giữ quy định này trong dự thảo Luật; đồng thời, bổ sung một số đối tượng đặc thù khác, bao gồm: bổ sung đối tượng là “ngư dân,” vì đây là những người hoạt động dài ngày trên biển, ít có điều kiện tiếp cận các quy định của pháp luật (Điều 17); Bổ sung đối tượng là “cán bộ, công chức và viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân," vì đây là những người cần được trang bị kiến thức pháp luật sâu và đầy đủ để thực hiện việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn hoặc trực tiếp thực hiện việc phổ biến giáo dục, pháp luật (Điều 19);
Bổ sung đối tượng là “người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh,” vì đây là đối tượng cần được giáo dục nhằm thay đổi hành vi và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Việc bổ sung đối tượng này cũng bảo đảm thống nhất với quy định đối với “phạm nhân”, “người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng” đã được quy định trong dự thảo Luật (Điều 21).
Trao đổi nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng không nên bổ sung đối tượng “cán bộ, công chức và viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân” vào đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm đối tượng này là những người có trình độ và hiểu biết về pháp luật nên không cần thiết là đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền lý giải rằng “cán bộ, công chức và viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân” đúng là những người có trình độ và am hiểu pháp luật, tuy nhiên vẫn cần có những kiến thức pháp luật chuyên sâu và kỹ năng để thực hiện việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật, chính vì thế mới bổ sung thêm vào đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật.
Xung quanh đề xuất bỏ đối tượng nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người ra khỏi đối tượng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban Pháp luật nêu lý do nếu cần phổ biến, giáo dục pháp luật để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, mua bán người thì đối tượng cần được phổ biến, giáo dục pháp luật phải là những người có khả năng thực hiện hành vi bạo lực gia đình, mua bán người chứ không phải là các nạn nhân. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng không nên đưa đối tượng này ra khỏi đối tượng đặc thù vì họ cần được trang bị thêm kiến thức về pháp luật để biết tự bảo vệ mình.
Tại buổi làm việc, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận làm rõ thêm nội dung về báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật; Hội đồng phối hợp, giáo dục pháp luật...
Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị ban soạn thảo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến trao đổi của Ủy ban thường vụ Quốc hội, khẩn trương, nghiêm túc hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 sắp tới./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)