Ngày 9/9 trên thị trường châu Á, USD tiếp tục đà trượt giá so với đồng yen Nhật, trong bối cảnh giới đầu tư đang chờ báo cáo của Mỹ về số lượng các đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng USD đổi được 83,75 yen, giảm so với 83,92 yen cuối phiên trước tại New York. Trong phiên 8/9 tại Tokyo đồng USD đã rơi mạnh so với đồng yen khi có lúc chạm 83,33 yen - thấp nhất kể từ ngày 5/1995.
Cùng ngày 9/9 tại châu Á, đồng USD cũng rơi xuống mức kỷ lục mới so với đồng SGD, khi có thời điểm chỉ đổi được 1,3407 SGD, do nhu cầu mua vào các đồng tiền lợi nhuận cao tiếp tục tăng. Đến cuối phiên, đồng USD phục hồi lên 1,3425 SGD, song vẫn giảm so với 1,3444 SGD lúc kết thúc phiên 8/9.
Trong khi đó, đồng euro cũng giảm giá so với USD, từ mức 1 euro đổi 1,2718 USD xuống chỉ còn 1,2695 USD.
Tâm lý giới đầu tư đang được hỗ trợ bởi thông tin Chính phủ Bồ Đào Nha đã phát hành thành công đợt trái phiếu mới, bất chấp những lo ngại về tính chính xác về kết quả cuộc sát hạch hệ thống ngân hàng châu Âu vừa qua.
Tuy nhiên, những số liệu yếu kém về tăng trưởng kinh tế quý 2/2010 của Hy Lạp vẫn dấy lên nỗi lo rằng Aten sẽ phải vất vả để duy trì các mục tiêu tài chính. Cùng với đó, giới đầu tư cũng chịu áp lực phần nào từ báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng kinh tế nước này đang có thêm những dấu hiệu đi xuống.
Các nhà phân tích cho biết các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo về thị trường việc làm của Mỹ. Satoshi Tate, nhà giao dịch cao cấp thuộc ngân hàng Mizuho Corporate Bank, cho rằng làn sóng bán tháo đồng USD có thể sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn nếu các số liệu mới về lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ cho thấy tình hình thị trường việc làm đang diễn biến xấu hơn dự kiến.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng đà giảm giá của đồng USD sẽ được hạn chế do giới đầu tư vẫn còn thật trọng trước khả năng can thiệp vào thị trường của các quan chức Nhật Bản, nhằm kiềm chế đà lên giá của đồng yen./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng USD đổi được 83,75 yen, giảm so với 83,92 yen cuối phiên trước tại New York. Trong phiên 8/9 tại Tokyo đồng USD đã rơi mạnh so với đồng yen khi có lúc chạm 83,33 yen - thấp nhất kể từ ngày 5/1995.
Cùng ngày 9/9 tại châu Á, đồng USD cũng rơi xuống mức kỷ lục mới so với đồng SGD, khi có thời điểm chỉ đổi được 1,3407 SGD, do nhu cầu mua vào các đồng tiền lợi nhuận cao tiếp tục tăng. Đến cuối phiên, đồng USD phục hồi lên 1,3425 SGD, song vẫn giảm so với 1,3444 SGD lúc kết thúc phiên 8/9.
Trong khi đó, đồng euro cũng giảm giá so với USD, từ mức 1 euro đổi 1,2718 USD xuống chỉ còn 1,2695 USD.
Tâm lý giới đầu tư đang được hỗ trợ bởi thông tin Chính phủ Bồ Đào Nha đã phát hành thành công đợt trái phiếu mới, bất chấp những lo ngại về tính chính xác về kết quả cuộc sát hạch hệ thống ngân hàng châu Âu vừa qua.
Tuy nhiên, những số liệu yếu kém về tăng trưởng kinh tế quý 2/2010 của Hy Lạp vẫn dấy lên nỗi lo rằng Aten sẽ phải vất vả để duy trì các mục tiêu tài chính. Cùng với đó, giới đầu tư cũng chịu áp lực phần nào từ báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng kinh tế nước này đang có thêm những dấu hiệu đi xuống.
Các nhà phân tích cho biết các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo về thị trường việc làm của Mỹ. Satoshi Tate, nhà giao dịch cao cấp thuộc ngân hàng Mizuho Corporate Bank, cho rằng làn sóng bán tháo đồng USD có thể sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn nếu các số liệu mới về lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ cho thấy tình hình thị trường việc làm đang diễn biến xấu hơn dự kiến.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng đà giảm giá của đồng USD sẽ được hạn chế do giới đầu tư vẫn còn thật trọng trước khả năng can thiệp vào thị trường của các quan chức Nhật Bản, nhằm kiềm chế đà lên giá của đồng yen./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)