Chiều 13/11, tại Hà Nội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng.
Tại phiên họp, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thế giới, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước năm 2012; cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo công tác hoạt động của Ủy ban Đối ngoại trong năm 2012 và Chương trình công tác năm 2013.
Trên cơ sở hoạt động giám sát trong năm 2012 và qua tiếp thu thảo luận đóng góp của các thành viên Ủy ban, các đại biểu và chuyên gia tham gia phiên họp đã nhất trí với hầu hết nội dung đề cập trong báo cáo của Chính phủ.
Các đại biểu có chung nhận định công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong năm 2012 tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng Báo cáo cần chỉ ra những diễn biến an ninh chính trị và kinh tế có nguy cơ tiềm ẩn đối với khu vực và những tác động thuận và không thuận đối với Việt Nam . Từ đó, đưa ra được các dự báo chiều hướng phát triển để làm cơ sở hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Về dự thảo Báo cáo công tác hoạt động của Ủy ban Đối ngoại trong năm 2012 và Chương trình công tác đến hết năm 2013, các đại biểu thống nhất cho rằng: Dưới sự chỉ đạo của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Ủy ban Đối ngoại đã triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động đối ngoại của Quốc hội và các lĩnh vực công tác khác của Ủy ban.
Trong năm 2012, Ủy ban đã xây dựng kế hoạch thực hiện việc nghiên cứu sửa đổi về Hiến pháp năm 1992; triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Ủy ban Đối ngoại đã tham gia thẩm tra và đóng góp ý kiến đối với dự án Luật Biển Việt Nam, dự án Luật Giáo dục quốc phòng- an ninh, dự án Luật Phòng chống khủng bố và cho ý kiến đối với các dự thảo Thỏa thuận hợp tác giữa Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và một số cơ quan của Quốc hội với các đối tác nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Ủy ban cũng đã thực hiện chương trình hoạt động giám sát chuyên đề của Ủy ban năm 2012.
Trong thời gian tới, Ủy ban Đối ngoại tập trung vào công tác triển khai kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban theo sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các chuyên đề giám sát của Ủy ban trong năm 2013; tiếp tục công tác nghiên cứu đóng góp ý kiến cụ thể việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế thuộc lĩnh vực đối ngoại.
Ủy ban sẽ chủ động phối hợp với cơ quan của Quốc hội trong công tác, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài; tăng cường tham mưu, điều hòa, phối hợp với các Ủy ban trong việc xây dựng và tổ chức triển khai chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội.
Ủy ban cũng tiếp tục phát huy vai trò và vị thế của Quốc hội Việt Nam tại các diễn đàn nghị viện đa phương thông qua việc tham gia chủ động tích cực thiết thực tại các diễn đàn quan trọng của Liên nghị viện khu vực và thế giới./.
Tại phiên họp, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thế giới, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước năm 2012; cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo công tác hoạt động của Ủy ban Đối ngoại trong năm 2012 và Chương trình công tác năm 2013.
Trên cơ sở hoạt động giám sát trong năm 2012 và qua tiếp thu thảo luận đóng góp của các thành viên Ủy ban, các đại biểu và chuyên gia tham gia phiên họp đã nhất trí với hầu hết nội dung đề cập trong báo cáo của Chính phủ.
Các đại biểu có chung nhận định công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong năm 2012 tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng Báo cáo cần chỉ ra những diễn biến an ninh chính trị và kinh tế có nguy cơ tiềm ẩn đối với khu vực và những tác động thuận và không thuận đối với Việt Nam . Từ đó, đưa ra được các dự báo chiều hướng phát triển để làm cơ sở hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Về dự thảo Báo cáo công tác hoạt động của Ủy ban Đối ngoại trong năm 2012 và Chương trình công tác đến hết năm 2013, các đại biểu thống nhất cho rằng: Dưới sự chỉ đạo của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Ủy ban Đối ngoại đã triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động đối ngoại của Quốc hội và các lĩnh vực công tác khác của Ủy ban.
Trong năm 2012, Ủy ban đã xây dựng kế hoạch thực hiện việc nghiên cứu sửa đổi về Hiến pháp năm 1992; triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Ủy ban Đối ngoại đã tham gia thẩm tra và đóng góp ý kiến đối với dự án Luật Biển Việt Nam, dự án Luật Giáo dục quốc phòng- an ninh, dự án Luật Phòng chống khủng bố và cho ý kiến đối với các dự thảo Thỏa thuận hợp tác giữa Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và một số cơ quan của Quốc hội với các đối tác nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Ủy ban cũng đã thực hiện chương trình hoạt động giám sát chuyên đề của Ủy ban năm 2012.
Trong thời gian tới, Ủy ban Đối ngoại tập trung vào công tác triển khai kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban theo sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các chuyên đề giám sát của Ủy ban trong năm 2013; tiếp tục công tác nghiên cứu đóng góp ý kiến cụ thể việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế thuộc lĩnh vực đối ngoại.
Ủy ban sẽ chủ động phối hợp với cơ quan của Quốc hội trong công tác, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài; tăng cường tham mưu, điều hòa, phối hợp với các Ủy ban trong việc xây dựng và tổ chức triển khai chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội.
Ủy ban cũng tiếp tục phát huy vai trò và vị thế của Quốc hội Việt Nam tại các diễn đàn nghị viện đa phương thông qua việc tham gia chủ động tích cực thiết thực tại các diễn đàn quan trọng của Liên nghị viện khu vực và thế giới./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)