Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chobiết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ýkiến về một số vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau của các dự ánLuật: Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Phòng, chống rửa tiền; Bảo hiểmtiền gửi; Bộ luật lao động (sửa đổi); Giá; Tài nguyên nước (sửa đổi).
Hai pháp lệnh được cho ý kiến tại phiên họp này là: Pháp lệnh pháp điểnhệ thống pháp luật và Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.
Liên quan đến hoạt động giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thực hiện hai giám sátchuyên đề: Việc thực hiện quy định của pháp luật về ban hành văn bản quyphạm pháp luật của Hôị đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân; Việc thực hiện chính sách, pháp luật vềxây dựng và phát triển các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định phương án phân bổ 2.097 tỷđồng vốn đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách và 820 tỷ đồng vốnđầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch của các địa phương; xem xét đề nghị củaViện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về việc cử Ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sátviên Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương. Chương trình công tác năm2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế năm2012 của các cơ quan của Quốc hội cũng sẽ được thông qua trong phiênhọp này.
Nội dung mở đầu phiên họp thứ tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đánh giá kếtquả kỳ họp thứ hai và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứba, Quốc hội khóa XIII.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bảnnhất trí với công tác chuẩn bị chu đáo, đổi mới, tinh thần làm việctích cực, khẩn trương, dân chủ, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thànhtoàn bộ nội dung chương trình đề ra trong kỳ họp thứ hai. Tại kỳ họpnày, Quốc hội đã có những cải tiến trong việc chuẩn bị kỳ họp, điều hànhcác phiên họp, bảo đảm phát huy trí tuệ tập thể, tinh thần trách nhiệmcủa cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và từng đại biểu. Hoạt động chất vấnvà trả lời chất vấn tiếp tục được cải tiến, đổi mới theo hướng thiếtthực, hiệu quả, thu hút sự quan tâm của cử tri, dư luận xã hội và nhândân cả nước. Các phiên chất vấn thực sự dân chủ, thẳng thắn nhưng khôngcăng thẳng, thể hiện tinh thần xây dựng, vì lợi ích chung; tính tranhluận, đối thoại cao hơn...
Tuy nhiên, tiến độchuẩn bị các dự án luật chưa được bảo đảm, chất lượng chuẩn bị một sốdự án chưa được nâng cao. Việc chậm gửi tài liệu gây khó khăn cho côngtác thẩm tra và việc nghiên cứu, tiếp cận, nắm bắt nội dung của đạibiểu. Thảo luận tại tổ và hội trường có cải tiến nhưng chưa đạt được nhưmong muốn, yêu cầu đặt ra; chưa có sự kết nối giữa phiên thảo luận tổvà hội trường nên chưa khắc phục được tình trạng phát biểu trùng lắp.Việc bố trí thời gian thảo luận tại tổ và hội trường chưa thực sự sátvới từng nội dung cụ thể. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, một sốcâu hỏi và trả lời còn mang tính chất giải thích, chưa đi thẳng vấn đề,chưa đề xuất được giải pháp thực hiện.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, cần nêu bật hơn nữa ýnghĩa quan trọng của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, với tinh thần đổimới, dân chủ, trách nhiệm, đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quantrọng của đất nước, tạo ra những tiền đề để phát triển.
Phó Chủ tịchQuốc hội đánh giá cao những cải tiến, đổi mới trong nội dung, cách thứchoạt động của Quốc hội trong kỳ họp thứ hai nhưng cũng cho rằng nhữngđổi mới này cần triệt để hơn nữa để đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể như,không nên bố trí thời gian thảo luận các dự án luật theo kiểu bình quân,mỗi dự án 1/2 ngày mà nên căn cứ vào nội dung từng dự án, nếu cầnthiết, nên truyền hình trực tiếp phiên thảo luận một số dự án luật quantrọng, phức tạp để cử tri và nhân dân quan tâm theo dõi. Gợi ý thảo luậntại tổ và hội trường phải được thiết kế khác nhau nếu không sẽ khôngthể khắc phục được sự trùng lắp trong phát biểu của các đại biểu.
PhóChủ tịch Quốc hội cho rằng, để thực hiện được việc đưa ra khỏi chươngtrình những dự án không đảm bảo thời hạn và chất lượng chuẩn bị, đòi hỏisự kiên quyết của Hội đồng dân tộc, các UB của Quốc hội.
Theo Tờ trình của Văn phòng Quốc hội, kỳ họp thứ 3, Quốc hộikhóa XIII dự kiến khai mạc ngày 21/5/2012, làm việc trong khoảng 24ngày. Trong đó, dành 15 ngày cho công tác xây dựng pháp luật để xem xét,thông qua 14 dự án luật và 1 nghị quyết; cho ý kiến 7 dự án luật.
Liênquan đến các vấn đề kinh tế-xã hội, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, dựkiến Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giákết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm2011; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhànước những tháng đầu năm 2012; xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sáchnhà nước năm 2011...
Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện chínhsách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đểđảm bảo chất lượng nội dung và tính ổn định của chương trình kỳ họp vàthực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, Văn phòng Quốc hội đềnghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan khẩn trương tiếp thu, chỉnh lý các dự ánluật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến; kiên quyết không đưa vào chươngtrình các nội dung chậm gửi tài liệu hoặc tài liệu chưa được chuẩn bịđầy đủ.
Kết luận nội dung này, Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh yêu cầu đặt chất lượng lên trên sốlượng đối với tất cả những nội dung trình Quốc hội. Để đạt được yêu cầunày, quan trọng nhất là công tác chuẩn bị, cần đảm bảo các yếu tố: Đúngthời gian quy định của pháp luật; quy trình làm việc của các cơ quanchuẩn bị, cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội... Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chínhphủ theo chương trình, bố trí việc cho ý kiến, chuẩn bị báo cáo, gửi báocáo đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng; không để tình trạng gửi, trìnhvăn bản sát ngày, giờ; dứt khoát không trình những dự án, tờ trìnhkhông đảm bảo thời gian, chuẩn bị vội vàng, gấp gáp.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu Hội đồng dân tộc, các ủy ban củaQuốc hội tích cực, chuyên nghiệp, khẩn trương hơn nữa trong công tácchuyên môn, kết nối với các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, chuyêngia trong quá trình thẩm tra, cho ý kiến, thu hút những đề xuất, phântích sâu sắc, chất lượng, tham mưu cho Quốc hội. Bên cạnh đó, nâng caochất lượng hoạt động công tác tư tưởng, thông tin tuyên tuyền, tổ chứcphối hợp hoạt động tốt với các cơ quan báo chí.
Cũng trong ngày họp đầu tiên của phiên họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về một số vấn đề để tiếp thu, chỉnh lý dựán Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề để tiếp thu, chỉnh lý dựán Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, Thường trực Ủy ban về các vấnđề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh quan điểm mặc dù thu nhập từ thuếthuốc lá hàng chục ngàn tỷ cũng khó có thể bù đắp những thiệt hại về sứckhỏe và tính mạng của người dân. Ban hành Luật phòng, chống tác hại củathuốc lá là giải pháp vừa tăng ngân sách (do tăng thuế thuốc lá) vừabảo vệ được sức khỏe của nhân dân và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việcsản xuất và trồng thuốc lá.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơbản nhất trí với những vấn đề về tính khả thi của dự án Luật; về in cảnhbáo sức khỏe trên bao bì thuốc lá; xử lý vi phạm pháp luật về phòngchống tác hại của thuốc lá. Riêng vấn đề Quỹ phòng, chống tác hại củathuốc lá còn ý kiến khác nhau.
Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đồng tình với ýkiến không thành lập Quỹ vì lo ngại việc hình thành nhiều quỹ, chia cắtngân sách, khó bảo đảm tính công khai, minh bạch về tài chính. Tuynhiên, cần đầu tư ngân sách cho công tác phòng, chống tác hại của thuốclá và tiếp tục xây dựng lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối vớithuốc lá, tăng chi thường xuyên hay qua chương trình mục tiêu quốc giacho phòng, chống tác hại của thuốc lá. Việc tăng nguồn lực từ ngân sáchcho công tác này là cần thiết đồng thời chi tiêu qua ngân sách sẽ đảmbảo kiểm soát việc sử dụng nguồn lực tốt hơn./.