Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát biểu chính tại Lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 tại Singapore. Nhân dịp này, ngày 2/6/2013, Báo điện tử Hướng Việt - tiếng nói của người Việt hướng về Tổ quốc đã có bài viết "Uy tín Việt Nam tại Shangri-La 2013." Vietnam+ xin trân trọng đăng toàn bộ bài viết này để quý độc giả tham khảo. Trong bối cảnh châu Á-Thái Bình Dương nổi lên là khu vực phát triển năng động, song đan xen nhiều thách thức, đe dọa hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực, ASEAN tiếp tục chứng tỏ vai trò trung tâm, là cơ chế đa phương có thể tạo sự đồng thuận của các nước trong khu vực nhằm tìm kiếm giải pháp hiệu quả trong xử lý các vấn đề an ninh khu vực. Trong xu thế trên, Việt Nam ngày càng thể hiện là một trong những nước thành viên tích cực của ASEAN, cùng với các nước thành viên khác góp phần duy trì môi trường hòa bình, phát triển tại khu vực, qua đó ngày càng củng cố sự tin cậy chiến lược và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về vai trò, trách nhiệm quốc tế của Việt Nam. Nhận lời mời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La, ngày 31/5/2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát biểu chính tại Lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 tại Singapore. Đây là lần đầu tiên Ban tổ chức Đối thoại Shangri-La mời cấp nguyên thủ của Việt Nam tham dự một diễn đàn đối thoại an ninh uy tín ở khu vực với tư cách là Diễn giả chính. “Chúng tôi rất vui mừng vì Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là Diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La. Sự tham gia của Thủ tướng Việt Nam và các quan điểm của Việt Nam về những vấn đề quốc phòng hiện tại cũng như các cơ hội giải quyết xung đột sẽ tăng thêm sức nặng đáng kể cho các cuộc thảo luận quan trọng về an ninh khu vực sẽ diễn ra tại Đối thoại Shangri-La,” Tiến sỹ John Chipman, Tổng Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La nói. Ông nhận định Đối thoại Shangri-La đã được công nhận là một yếu tố không thể thiếu của kiến trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hơn bao giờ hết, Đối thoại Shangri-La năm nay sẽ tạo ra cơ hội quan trọng để các diễn giả bàn luận các chính sách an ninh hiện tại và tương lai. “Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á-Thái Bình Dương” Với tư cách là Diễn giả chính, Thủ tướng Việt Nam đã đánh giá bức tranh toàn cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế và hợp tác, liên kết khu vực diễn ra hết sức sôi động. Tuy nhiên, khu vực cũng đang chứng kiến nhiều thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Việt Nam đưa ra một thông điệp, lời kêu gọi chung tay xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ đó ông đưa ra giải pháp cụ thể cần phải đề cao trách nhiệm của các quốc gia, nhất là các nước lớn, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế trong xử lý các vấn đề an ninh khu vực, quốc tế, trong đó có vấn đề an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Ông Andrew Billo, Trợ lý Giám đốc Chương trình Chính sách của tổ chức Asia Society cho rằng: “Bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam được đánh giá cao. Một mặt, Thủ tướng Việt Nam đã tập trung nhiều vào vấn đề củng cố lòng tin, việc xây dựng lòng tin và mối quan hệ hợp tác. Lòng tin là yếu tố trọng tâm vô cùng quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề. Việt Nam đã giải quyết phần lớn các vấn đề một cách hiệu quả. Việt Nam đã thành công trong việc duy trì đường lối đối ngoại vững chắc nhưng không đến mức cứng rắn, trong khi một vài nước lại thực thi chính sách đối ngoại mang tính khiêu khích. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được nhìn nhận là một đối tác ngày càng có trách nhiệm, tạo nền tảng cho một sự hợp tác quốc tế rộng mở hơn.” Ngay từ khi Đối thoại Shangri-La được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002, Việt Nam đã cử đoàn cấp vụ, viện, học giả tham dự, sau đó dần nâng cấp tham dự lên lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Tại các cuộc Đối thoại, Việt Nam đã tích cực tham gia với các chủ đề: “Hình thức hợp tác an ninh: Xây dựng lòng tin, quan hệ đối tác, liên minh”; “Thúc đẩy ngoại giao quốc phòng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”; “Đổi mới cấu trúc an ninh khu vực”; “Đối phó với những thách thức an ninh biển mới.” Các phát biểu của đoàn Việt Nam đều được các nước quan tâm và đánh giá cao. Trong dịp tổ chức cuộc Đối thoại lần này, Việt Nam đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có những sáng kiến, biện pháp hiệu quả trong xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và điều này tiếp tục nhận được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
An ninh Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia Trong bài phát biểu, Thủ tướng Việt Nam đánh giá: “Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” Ông cho rằng ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), cho nên ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. ASEAN và các nước đối tác cũng có thể cùng nhau xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực và tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp trên biển. Tiến sỹ John Chipman cho rằng Đối thoại Shangri-La lần này sẽ tạo cơ hội cho Bộ trưởng Quốc phòng các nước thúc đẩy tiến trình xây dựng COC. “Chúng tôi chờ đợi bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam để biết khả năng đạt được COC một cách cụ thể, cũng như các bước đi tiếp theo để thúc đẩy tiến trình. Điều này sẽ đảm bảo rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ được xử lý trên nền tảng đa phương, chứ không phải song phương hay đơn phương,” ông Chipman cho biết. Ngay sau khi kết thúc bài phát biểu dẫn đề quan trọng tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Việt Nam tiếp tục trả lời các câu hỏi của các đại biểu tham dự Đối thoại. Một lần nữa, Thủ tướng Việt Nam khẳng định Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải là lợi ích, là mong muốn, là mục tiêu chung của khu vực và thế giới.
An ninh Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia Trong bài phát biểu, Thủ tướng Việt Nam đánh giá: “Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” Ông cho rằng ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), cho nên ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. ASEAN và các nước đối tác cũng có thể cùng nhau xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực và tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp trên biển. Tiến sỹ John Chipman cho rằng Đối thoại Shangri-La lần này sẽ tạo cơ hội cho Bộ trưởng Quốc phòng các nước thúc đẩy tiến trình xây dựng COC. “Chúng tôi chờ đợi bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam để biết khả năng đạt được COC một cách cụ thể, cũng như các bước đi tiếp theo để thúc đẩy tiến trình. Điều này sẽ đảm bảo rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ được xử lý trên nền tảng đa phương, chứ không phải song phương hay đơn phương,” ông Chipman cho biết. Ngay sau khi kết thúc bài phát biểu dẫn đề quan trọng tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Việt Nam tiếp tục trả lời các câu hỏi của các đại biểu tham dự Đối thoại. Một lần nữa, Thủ tướng Việt Nam khẳng định Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải là lợi ích, là mong muốn, là mục tiêu chung của khu vực và thế giới.
Đối thoại Shangri-La 2013 có 31 đoàn đại biểu, tăng 3 đoàn so với năm ngoái. Phái đoàn Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel dẫn đầu, phái đoàn Trung Quốc do Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Thích Kiến Quốc làm trưởng đoàn. Một điểm mới trong đối thoại lần này là sự hiện diện đông đảo của các phái đoàn châu Âu. Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Pháp, đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Catherine Ashton phát biểu tại các phiên thảo luận chung. Chương trình nghị sự của Đối thoại Shangri-La 2013 có 5 phiên thảo luận toàn thể về các chủ đề như phương pháp tiếp cận của Mỹ với an ninh khu vực, bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn ngừa xung đột, hiện đại hóa quân sự và minh bạch chiến lược, những xu hướng mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tăng cường hợp tác quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, Đối thoại có 6 phiên họp đặc biệt khác như tránh các sự cố trên biển, phòng thủ tên lửa, công nghệ và học thuyết quân sự, ngoại giao quốc phòng và ảnh hưởng của tấn công mạng đối với an ninh châu Á. Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu. |
(Vietnam+)