Đêm 5/2, (tức đêm 14 tháng Giêng Âm lịch), Lễ hội khai ấn đền Trần ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định đã chính thức khai mạc với nhiều nét đổi mới.
Do không có phần phát ấn ngay sau khi tất lễ như các năm trước, nên nhiều du khách đến từ xa phải vạ vật suốt đêm, cố chờ đến sáng hôm sau để được ban phát những lá "ấn lộc" của nhà đền.
Sau khi được "dự khán" các nghi thức khai ấn qua... hệ thống loa phóng thanh, bên ngoài những hàng rào dây thép gai, barie, cả biển người ùa vào khấn vái, cầu may, cầu lộc, cầu tài tại đền Cố Trạch, Thiên Trường và Trùng Hoa thuộc quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Trần. Hơi vất vả một tí vì khuôn viên đền nhỏ, người lại đông, nhưng cũng chỉ được một lúc, ai nấy đều lễ bái xong. Tuy nhiên, đám đông vẫn chưa thể ra về vào lúc này, bởi một điều đơn giản là họ vẫn chưa có được lá ấn "Vua ban."
Biết là có chạy khắp thành phố, gõ cửa tất cả các khách sạn, nhà nghỉ cũng không tìm ra nổi một chỗ để ngả lưng, dù chịu chi gấp nhiều lần so với ngày thường, nhiều người tranh thủ giết thời gian bằng cách ngồi lê la, gà gật tại các quán nước, quán nhậu nằm dọc đường Trần Thừa chạy qua trước cửa đền Trần.
Các quán ăn đêm tại đường Trần Hưng Đạo và các con phố lớn nhỏ nội thành mở cửa suốt đêm đón khách. Các quán càphê và karaoke nằm xung quanh khu vực đền Trần - chùa Tháp và khu đô thị mới Hòa Vượng cũng đông chật người. Nhiều thanh niên tìm đến đây để tránh mưa rét và theo dõi trận bóng đá giải Ngoại hạng Anh được truyền hình trực tiếp.
Không ít các bạn trẻ lại bị thu hút bởi các trò "đỏ đen," đứng xúm xít quanh những địa điểm tổ chức các trò chơi "tôm, cua, cá," "Chiếc nón kỳ diệu," "Vui chơi có thưởng"... Đếm sơ sơ dọc đường Trần Thừa cũng có khoảng dăm chục "casino di động" vẫn tiếp tục hoạt động. Thiếu vắng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vào đêm khai ấn như thông báo của Ban tổ chức, các gánh hát rong thu hút khá đông khán giả với những khúc nhạc trẻ sôi động. Một số người tỉnh xa có ôtô riêng thì chui vào ôtô ngủ chút ít để ngày mai còn đủ sức chen lấn xin ấn.
Không được may mắn như vậy, bác Nguyễn Văn Hiểu, 70 tuổi, trú tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lại vạ vật trước cửa chùa Tháp, dưới trời mưa phùn rét buốt. Vượt qua khoảng 60km, bác cùng bác gái đến Nam Định từ chiều tối 5/2 với hy vọng kiếm được một lá ấn lộc đền Trần và cầu may mắn cho cả gia đình trong năm mới. Tuy nhiên, cũng như khá nhiều người khác, năm nay do không nắm được những thay đổi về thời gian phát ấn, hai bác phải ở lại chờ đến sáng mai để xin ấn.
Theo bác Hiểu, một phần là do đường xa, chiếc xe Honda Cup 81 lại đèn yếu không nhìn rõ đường. Phần nữa ngày mai là ngày Rằm tháng Giêng nên phải cố nán lại để được lấy ấn sớm còn về lo việc gia đình. Nhấp nhổm chờ đợi, hết đứng lại ngồi trước bãi giữ xe, chạy khắp mấy hàng nước để mượn manh chiếu ngả lưng nhưng không đào đâu ra, tối đến chắc phải vào chùa tìm một chỗ khô ráo dựa lưng tạm cho đỡ mỏi, bác Hiểu cho biết.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, đơn vị được giao phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định, xây dựng kịch bản mới tổ chức lễ khai ấn đền Trần năm 2012, cho biết theo Đề án được phê duyệt, Ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ du khách trong đêm khai ấn.
Tuy nhiên, do thời gian quá gấp nên không tổ chức được. Các đơn vị liên quan sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu khôi phục và tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, trò chơi, biểu diễn nghệ thuật quần chúng tại đền Trần trong các ngày lễ hội, đồng thời tăng cường tuyên truyền hơn nữa để người dân nắm được lịch phát ấn.
Về phần mình, ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng Nam Định đề xuất trong những năm tới, ngành văn hóa nên tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm bên lề Lễ hội khai ấn đền Trần để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch, cũng như các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh nhà.
Ngoài ra, về phía người dân có thể đến dự lễ khai ấn rồi quay lại lấy ấn sau. "Mọi người đến sớm hay đến muộn đều nhận được ấn, không sợ hết vì năm nay ấn đền Trần được phát rộng rãi cho đến hết tháng Giêng," ông nhắc lại./.
Do không có phần phát ấn ngay sau khi tất lễ như các năm trước, nên nhiều du khách đến từ xa phải vạ vật suốt đêm, cố chờ đến sáng hôm sau để được ban phát những lá "ấn lộc" của nhà đền.
Sau khi được "dự khán" các nghi thức khai ấn qua... hệ thống loa phóng thanh, bên ngoài những hàng rào dây thép gai, barie, cả biển người ùa vào khấn vái, cầu may, cầu lộc, cầu tài tại đền Cố Trạch, Thiên Trường và Trùng Hoa thuộc quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Trần. Hơi vất vả một tí vì khuôn viên đền nhỏ, người lại đông, nhưng cũng chỉ được một lúc, ai nấy đều lễ bái xong. Tuy nhiên, đám đông vẫn chưa thể ra về vào lúc này, bởi một điều đơn giản là họ vẫn chưa có được lá ấn "Vua ban."
Biết là có chạy khắp thành phố, gõ cửa tất cả các khách sạn, nhà nghỉ cũng không tìm ra nổi một chỗ để ngả lưng, dù chịu chi gấp nhiều lần so với ngày thường, nhiều người tranh thủ giết thời gian bằng cách ngồi lê la, gà gật tại các quán nước, quán nhậu nằm dọc đường Trần Thừa chạy qua trước cửa đền Trần.
Các quán ăn đêm tại đường Trần Hưng Đạo và các con phố lớn nhỏ nội thành mở cửa suốt đêm đón khách. Các quán càphê và karaoke nằm xung quanh khu vực đền Trần - chùa Tháp và khu đô thị mới Hòa Vượng cũng đông chật người. Nhiều thanh niên tìm đến đây để tránh mưa rét và theo dõi trận bóng đá giải Ngoại hạng Anh được truyền hình trực tiếp.
Không ít các bạn trẻ lại bị thu hút bởi các trò "đỏ đen," đứng xúm xít quanh những địa điểm tổ chức các trò chơi "tôm, cua, cá," "Chiếc nón kỳ diệu," "Vui chơi có thưởng"... Đếm sơ sơ dọc đường Trần Thừa cũng có khoảng dăm chục "casino di động" vẫn tiếp tục hoạt động. Thiếu vắng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vào đêm khai ấn như thông báo của Ban tổ chức, các gánh hát rong thu hút khá đông khán giả với những khúc nhạc trẻ sôi động. Một số người tỉnh xa có ôtô riêng thì chui vào ôtô ngủ chút ít để ngày mai còn đủ sức chen lấn xin ấn.
Không được may mắn như vậy, bác Nguyễn Văn Hiểu, 70 tuổi, trú tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lại vạ vật trước cửa chùa Tháp, dưới trời mưa phùn rét buốt. Vượt qua khoảng 60km, bác cùng bác gái đến Nam Định từ chiều tối 5/2 với hy vọng kiếm được một lá ấn lộc đền Trần và cầu may mắn cho cả gia đình trong năm mới. Tuy nhiên, cũng như khá nhiều người khác, năm nay do không nắm được những thay đổi về thời gian phát ấn, hai bác phải ở lại chờ đến sáng mai để xin ấn.
Theo bác Hiểu, một phần là do đường xa, chiếc xe Honda Cup 81 lại đèn yếu không nhìn rõ đường. Phần nữa ngày mai là ngày Rằm tháng Giêng nên phải cố nán lại để được lấy ấn sớm còn về lo việc gia đình. Nhấp nhổm chờ đợi, hết đứng lại ngồi trước bãi giữ xe, chạy khắp mấy hàng nước để mượn manh chiếu ngả lưng nhưng không đào đâu ra, tối đến chắc phải vào chùa tìm một chỗ khô ráo dựa lưng tạm cho đỡ mỏi, bác Hiểu cho biết.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, đơn vị được giao phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định, xây dựng kịch bản mới tổ chức lễ khai ấn đền Trần năm 2012, cho biết theo Đề án được phê duyệt, Ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ du khách trong đêm khai ấn.
Tuy nhiên, do thời gian quá gấp nên không tổ chức được. Các đơn vị liên quan sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu khôi phục và tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, trò chơi, biểu diễn nghệ thuật quần chúng tại đền Trần trong các ngày lễ hội, đồng thời tăng cường tuyên truyền hơn nữa để người dân nắm được lịch phát ấn.
Về phần mình, ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng Nam Định đề xuất trong những năm tới, ngành văn hóa nên tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm bên lề Lễ hội khai ấn đền Trần để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch, cũng như các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh nhà.
Ngoài ra, về phía người dân có thể đến dự lễ khai ấn rồi quay lại lấy ấn sau. "Mọi người đến sớm hay đến muộn đều nhận được ấn, không sợ hết vì năm nay ấn đền Trần được phát rộng rãi cho đến hết tháng Giêng," ông nhắc lại./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)