Giá kim loại quý "leo thang" trong phiên đầu tuần này tại khắp các sàn giao dịch chủ chốt trên thế giới, từ châu Á tới châu Âu và Mỹ, khi thị trường bị "phủ bóng" bởi một nỗi lo ngại chung về tình hình nợ công lan tràn tại châu Âu.
Năm ngoái, giá vàng và bạc cùng tăng mạnh vì giới đầu tư coi vàng là "vũ khí" chống lạm phát và bất ổn trên các thị trường tiền tệ.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, những quan ngại về hệ thống tài chính châu Âu tiếp tục đẩy giá kim loại quý lên.
Đức, Pháp và các nước thành viên khác trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) đang ngày càng gia tăng sức ép buộc Bồ Đào Nha phải tìm kiếm cứu trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ của khối lan rộng.
Nhiều nhà hoạch định chính sách hy vọng sự cứu trợ chung EU-IMF cho Bồ Đào Nha sẽ dựng lên "hàng rào" chặn lại cuộc khủng hoảng nợ Eurozone, chiếc "phao cứu sinh" mà họ đã tung ra cho Hy Lạp và Ireland.
George Gero, Phó Chủ tịch RBC Wealth Management có trụ sở tại New York, cho rằng người dân châu Âu đang lo lắng trở lại sau khi lãi suất trái phiếu 10 năm của Bồ Đào Nha tăng lên mức 7,18% trong ngày 10/1.
Kết thúc phiên 10/1, giá vàng giao tháng 2/2011 tăng 5,2 USD lên 1.374,10 USD/ounce, giá bạc giao tháng 3/2011 theo đó cũng tăng 19 cent lên 28,861 USD/ounce và giá bạch kim giao tháng 4/2011 tăng 6,8 USD lên 1.745,10 USD/ounce.
Giá vàng tiếp tục tăng trong phiên 11/1 tại thị trường châu Á, do lo ngại nợ công của Bồ Đào Nha. Trong khi đó, hoạt động mua vào của giới đầu tư và kim hoàn từ Trung Quốc và Thái Lan đẩy tiền đặt cược mua vàng thỏi lên mức cao nhất trong hai năm qua.
Đóng cửa phiên 11/1 tại Hongkong, giá vàng giao ngay dừng ở 1.376,50-1.377,50 USD/ounce, cao hơn khi kết thúc phiên trước ở mức 1.373-1.374 USD/ounce.
Về triển vọng 24 giờ tới của giá vàng, chuyên gia phân tích thị trường của Reuters, Wang Tao, nhận định giá vàng sẽ dao động trong khoảng 1.388-1.392 USD/ounce./.
Năm ngoái, giá vàng và bạc cùng tăng mạnh vì giới đầu tư coi vàng là "vũ khí" chống lạm phát và bất ổn trên các thị trường tiền tệ.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, những quan ngại về hệ thống tài chính châu Âu tiếp tục đẩy giá kim loại quý lên.
Đức, Pháp và các nước thành viên khác trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) đang ngày càng gia tăng sức ép buộc Bồ Đào Nha phải tìm kiếm cứu trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ của khối lan rộng.
Nhiều nhà hoạch định chính sách hy vọng sự cứu trợ chung EU-IMF cho Bồ Đào Nha sẽ dựng lên "hàng rào" chặn lại cuộc khủng hoảng nợ Eurozone, chiếc "phao cứu sinh" mà họ đã tung ra cho Hy Lạp và Ireland.
George Gero, Phó Chủ tịch RBC Wealth Management có trụ sở tại New York, cho rằng người dân châu Âu đang lo lắng trở lại sau khi lãi suất trái phiếu 10 năm của Bồ Đào Nha tăng lên mức 7,18% trong ngày 10/1.
Kết thúc phiên 10/1, giá vàng giao tháng 2/2011 tăng 5,2 USD lên 1.374,10 USD/ounce, giá bạc giao tháng 3/2011 theo đó cũng tăng 19 cent lên 28,861 USD/ounce và giá bạch kim giao tháng 4/2011 tăng 6,8 USD lên 1.745,10 USD/ounce.
Giá vàng tiếp tục tăng trong phiên 11/1 tại thị trường châu Á, do lo ngại nợ công của Bồ Đào Nha. Trong khi đó, hoạt động mua vào của giới đầu tư và kim hoàn từ Trung Quốc và Thái Lan đẩy tiền đặt cược mua vàng thỏi lên mức cao nhất trong hai năm qua.
Đóng cửa phiên 11/1 tại Hongkong, giá vàng giao ngay dừng ở 1.376,50-1.377,50 USD/ounce, cao hơn khi kết thúc phiên trước ở mức 1.373-1.374 USD/ounce.
Về triển vọng 24 giờ tới của giá vàng, chuyên gia phân tích thị trường của Reuters, Wang Tao, nhận định giá vàng sẽ dao động trong khoảng 1.388-1.392 USD/ounce./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)