Giá vàng đã tăng ngay trong phiên đầu tuần 11/6 trước thông tin các Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã đồng ý trợ giúp các ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha, với khoản trợ giúp lên tới 100 tỷ euro (125 tỷ USD).
Bên cạnh đó, số liệu lạc quan về thương mại của Trung Quốc (kim ngạch ngoại thương trong tháng 5/2012 tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước lên 343,58 tỷ USD) cũng là yếu tố hỗ trợ cho giá vàng.
Giá vàng vẫn nóng và giữ vững trên ngưỡng 1.600 USD/ounce trong các phiên tiếp theo 12, 13 và 14/6, khi giới đầu tư lại một lần nữa hy vọng về gói nới lỏng định lượng mới (QE3) của Mỹ sau khi các số liệu kinh té mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang có nhiều dấu hiệu xấu đi.
Bên cạnh đó, tình hình bất ổn và khó khăn tại châu Âu, nhất là tại Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone), với những tin xấu liên tiếp phát đi từ Tây Ban Nha, theo đó các hãng xếp hạng tín dụng lớn và có tên tuối như Moody's và Fitch liên tục hạ các bậc xếp hạng nợ của Chính phủ Tây Ban Nha cũng như xếp hạng tín dụng của các ngân hàng nước này, cũng khiến thị trường đồn đoán về khả năng Tây Ban Nha có thể sẽ sớm theo chân Bồ Đào Nha, Ireland và Hy Lạp cần đến gói cứu viện quốc tế, cũng như về khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ phải sớm quyết định có các biện pháp kích thích kinh tế mới.
Ngoài ra, tâm lý trên thị trường còn khá căng thẳng khi chờ đợi cuộc tuyển cử có ý nghĩa sống còn đối với quốc gia nợ ngập đầu Hy Lạp vào ngày 17/6.
Đó chính là những nhân tố tạo động lực cho giá vàng liên tục đi lên.
Tính từ đầu tuần đến phiên này, giá vàng đã có 5 phiên tăng liên tiếp (tính cả phiên cuối tuần trước nữa) - chuỗi tăng dài nhất kể từ cuối tháng 4/2012.
Giới phân tích cho rằng vị trí "thiên đường an toàn" đang dần quay lại với vàng trong bối cảnh kinh tế châu Âu đang lâm vào tình trạng nguy ngập.
Bước sang phiên cuối tuần 15/6, thị trường vàng tiếp tục ghi dấu phiên thứ 6 liên tiếp giá vàng tăng lên và trọn cả 5 phiên trong tuần kim loại quý "chỉ có tiến, không lùi," khi ngày càng có thêm những dấu hiệu cho thấy sức phục hồi của kinh tế Mỹ đang giảm tốc, mở đường để FED tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
Ngoài FED, thị trường còn hy vọng ngân hàng trung ương các nước cũng "mở hầu bao" nới lỏng tiền tệ để phòng ngừa những bất ổn có thể xảy ra sau cuộc bầu cử tại Hy Lạp.
Kịch bản này nếu xảy ra chắc chắn sẽ làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng như một công cụ hữu hiệu đối phó với lạm phát.
Đóng cửa phiên cuối tuần 15/6 trên thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.626,61 USD/ounce; trong khi giá vàng kỳ hạn giao tháng 8 tăng 8,50 USD lên 1.628,10 USD/ounce.
Tính chung trong cả tuần, giá vàng đã tăng 2%. Đây cũng là đợt tăng giá dài nhất của kim loại quý kể từ tháng 8/2011.
Trong khi đó, tại London, giá vàng khép tuần ở mức 1.627,25 USD/ounce, vượt xa mức chốt của cuối tuần trước nữa là 1.576,50 USD/ounce.
Nhìn chung, trong những ngày gần đây, nhu cầu tìm đến vàng như một "nơi trú ẩn an toàn" đã nổi lên trong bối cảnh thị trường tài chính có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn nếu Hy Lạp chia tay Khu vực Eurozone.
Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn chọn giải pháp đứng ngoài cuộc chơi để chờ đợi kết quả cuộc bầu cử của Hy Lạp và những động thái tiếp theo của các nền kinh tế lớn trên thế giới sau cuộc bầu cử này, kể cả trong những tình huống xấu nhất nếu phái tả ở Hy Lạp giành thắng lợi và "con nợ" này phải "khăn áo ra đi" khỏi Eurozone.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư dài hạn và theo trường phái thận trọng cũng chọn cách tạm đứng ngoài thị trường để chờ đợi kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G20) vào hai ngày đầu tuần (18-19/6) cùng cuộc họp về chính sách của FED vào hai ngày 19-20/6 tới, để ra những quyết định đầu tư.
Trong một thông tin có liên quan, Ngân hàng trung ương Kazakhstan có kế hoạch nâng tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại tệ, làm dấy lên các đồn đoán rằng các nền kinh tế thị trường mới nổi khác sẽ theo gót quốc gia Trung Á này, do những rủi ro đối với các đồng tiền như euro và USD.
Một số nhà phân tích dự báo, trong những phiên tới, giá vàng có thể sẽ phá vỡ ngưỡng cao trong một tháng là 1.640 USD/ounce để vươn tới những mức cao hơn.
Ngưỡng này đã tỏ ra khá vững chắc trong thời gian qua khi vài lần kim loại quý đã bật lên gần mức này song lại phải "ngậm ngùi" thoái lui./.
Bên cạnh đó, số liệu lạc quan về thương mại của Trung Quốc (kim ngạch ngoại thương trong tháng 5/2012 tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước lên 343,58 tỷ USD) cũng là yếu tố hỗ trợ cho giá vàng.
Giá vàng vẫn nóng và giữ vững trên ngưỡng 1.600 USD/ounce trong các phiên tiếp theo 12, 13 và 14/6, khi giới đầu tư lại một lần nữa hy vọng về gói nới lỏng định lượng mới (QE3) của Mỹ sau khi các số liệu kinh té mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang có nhiều dấu hiệu xấu đi.
Bên cạnh đó, tình hình bất ổn và khó khăn tại châu Âu, nhất là tại Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone), với những tin xấu liên tiếp phát đi từ Tây Ban Nha, theo đó các hãng xếp hạng tín dụng lớn và có tên tuối như Moody's và Fitch liên tục hạ các bậc xếp hạng nợ của Chính phủ Tây Ban Nha cũng như xếp hạng tín dụng của các ngân hàng nước này, cũng khiến thị trường đồn đoán về khả năng Tây Ban Nha có thể sẽ sớm theo chân Bồ Đào Nha, Ireland và Hy Lạp cần đến gói cứu viện quốc tế, cũng như về khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ phải sớm quyết định có các biện pháp kích thích kinh tế mới.
Ngoài ra, tâm lý trên thị trường còn khá căng thẳng khi chờ đợi cuộc tuyển cử có ý nghĩa sống còn đối với quốc gia nợ ngập đầu Hy Lạp vào ngày 17/6.
Đó chính là những nhân tố tạo động lực cho giá vàng liên tục đi lên.
Tính từ đầu tuần đến phiên này, giá vàng đã có 5 phiên tăng liên tiếp (tính cả phiên cuối tuần trước nữa) - chuỗi tăng dài nhất kể từ cuối tháng 4/2012.
Giới phân tích cho rằng vị trí "thiên đường an toàn" đang dần quay lại với vàng trong bối cảnh kinh tế châu Âu đang lâm vào tình trạng nguy ngập.
Bước sang phiên cuối tuần 15/6, thị trường vàng tiếp tục ghi dấu phiên thứ 6 liên tiếp giá vàng tăng lên và trọn cả 5 phiên trong tuần kim loại quý "chỉ có tiến, không lùi," khi ngày càng có thêm những dấu hiệu cho thấy sức phục hồi của kinh tế Mỹ đang giảm tốc, mở đường để FED tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
Ngoài FED, thị trường còn hy vọng ngân hàng trung ương các nước cũng "mở hầu bao" nới lỏng tiền tệ để phòng ngừa những bất ổn có thể xảy ra sau cuộc bầu cử tại Hy Lạp.
Kịch bản này nếu xảy ra chắc chắn sẽ làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng như một công cụ hữu hiệu đối phó với lạm phát.
Đóng cửa phiên cuối tuần 15/6 trên thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.626,61 USD/ounce; trong khi giá vàng kỳ hạn giao tháng 8 tăng 8,50 USD lên 1.628,10 USD/ounce.
Tính chung trong cả tuần, giá vàng đã tăng 2%. Đây cũng là đợt tăng giá dài nhất của kim loại quý kể từ tháng 8/2011.
Trong khi đó, tại London, giá vàng khép tuần ở mức 1.627,25 USD/ounce, vượt xa mức chốt của cuối tuần trước nữa là 1.576,50 USD/ounce.
Nhìn chung, trong những ngày gần đây, nhu cầu tìm đến vàng như một "nơi trú ẩn an toàn" đã nổi lên trong bối cảnh thị trường tài chính có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn nếu Hy Lạp chia tay Khu vực Eurozone.
Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn chọn giải pháp đứng ngoài cuộc chơi để chờ đợi kết quả cuộc bầu cử của Hy Lạp và những động thái tiếp theo của các nền kinh tế lớn trên thế giới sau cuộc bầu cử này, kể cả trong những tình huống xấu nhất nếu phái tả ở Hy Lạp giành thắng lợi và "con nợ" này phải "khăn áo ra đi" khỏi Eurozone.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư dài hạn và theo trường phái thận trọng cũng chọn cách tạm đứng ngoài thị trường để chờ đợi kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G20) vào hai ngày đầu tuần (18-19/6) cùng cuộc họp về chính sách của FED vào hai ngày 19-20/6 tới, để ra những quyết định đầu tư.
Trong một thông tin có liên quan, Ngân hàng trung ương Kazakhstan có kế hoạch nâng tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại tệ, làm dấy lên các đồn đoán rằng các nền kinh tế thị trường mới nổi khác sẽ theo gót quốc gia Trung Á này, do những rủi ro đối với các đồng tiền như euro và USD.
Một số nhà phân tích dự báo, trong những phiên tới, giá vàng có thể sẽ phá vỡ ngưỡng cao trong một tháng là 1.640 USD/ounce để vươn tới những mức cao hơn.
Ngưỡng này đã tỏ ra khá vững chắc trong thời gian qua khi vài lần kim loại quý đã bật lên gần mức này song lại phải "ngậm ngùi" thoái lui./.
Thùy Chi (TTXVN)