Ngày 28/3, mở đầu tuần giao dịch mới, giá vàng thế giới chịu sức ép đi xuống do đồng USD lên giá so với đồng euro.
Mặc dù vào cuối phiên, đồng euro đã đảo chiều phục hồi song kim loại quý này vẫn không thể lấy lại đà tăng giá do sự mạnh lên của đồng tiền chung châu Âu có vẻ không vững chắc.
Tại New York, cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.418,65 USD/ounce, giảm so với 1.427,75 USD/ounce lúc đóng cửa phiên cuối tuần trước; trong khi giá vàng giao tháng 4/2011 giảm 6,30 USD xuống chốt phiên ở mức 1.420,90 USD/ounce.
Đến chiều 29/3 tại Singapore, giá vàng hầu như không đổi, với giá giao ngay đứng ở mức 1.419,80 USD/ounce, còn giá vàng giao tháng 4/2011 chốt ở mức 1.420 USD/ounce, do thị trường chịu sự giằng co giữa tình trạng bất ổn ở Trung Đông, vấn đề hạt nhân tại Nhật Bản và khả năng các nền kinh tế tiên tiến chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng.
Simon Weeks, phụ trách bộ phận giao dịch kim loại quý của Ngân hàng Bank of Nova Scotia cho rằng giá vàng có thể giảm xuống 1.400 USD/ounce, hoặc thậm chí là thấp hơn nữa, nhưng nhìn chung triển vọng vẫn tốt do vẫn còn nhiều nhân tố hỗ trợ, như sự bất ổn về địa chính trị và sự rối loạn trên thị trường tài chính.
Tình trạng rối loạn ở Trung Đông, môi trường bất ổn ở Nhật Bản sau thảm họa động đất, cùng những lo ngại về việc châu Âu không thể xử lý được cuộc khủng hoảng nợ đang là những nhân tố hỗ trợ giá vàng. Tuần trước, giá kim loại quý này đã leo lên mức kỷ lục 1.447,40 USD/ounce khi tình hình bạo lực ở Trung Đông và nỗi lo về vấn đề nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thúc đẩy nhu cầu đầu tư an toàn.
Theo báo cáo ngày 25/3 của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa kỳ hạn Mỹ, giới đầu cơ vàng bạc kỳ hạn và quyền chọn đã tăng cường mua ròng các hợp đồng dài hạn. Ngân hàng UBS nhận định việc giá vàng tăng là khá trật tự và mức biến động hiện nay là khá thấp. Trước những bất ổn dai dẳng trên thế giới hiện nay, giá vàng sẽ tăng lên 1.450 USD/ounce trong vòng một tháng.
Tuần trước, nhiều quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết thể chế này có thể không mở rộng chương trình thu mua trái phiếu, trong khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gần đây cũng bóng gió về khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 4/2011 để kiềm chế lạm phát. Việc lãi suất tăng thường gây sức ép làm giảm giá vàng trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn, giá vàng vẫn được lợi từ việc lạm phát tăng cao và giới đầu tư tìm kiếm những tài sản an toàn./.
Mặc dù vào cuối phiên, đồng euro đã đảo chiều phục hồi song kim loại quý này vẫn không thể lấy lại đà tăng giá do sự mạnh lên của đồng tiền chung châu Âu có vẻ không vững chắc.
Tại New York, cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.418,65 USD/ounce, giảm so với 1.427,75 USD/ounce lúc đóng cửa phiên cuối tuần trước; trong khi giá vàng giao tháng 4/2011 giảm 6,30 USD xuống chốt phiên ở mức 1.420,90 USD/ounce.
Đến chiều 29/3 tại Singapore, giá vàng hầu như không đổi, với giá giao ngay đứng ở mức 1.419,80 USD/ounce, còn giá vàng giao tháng 4/2011 chốt ở mức 1.420 USD/ounce, do thị trường chịu sự giằng co giữa tình trạng bất ổn ở Trung Đông, vấn đề hạt nhân tại Nhật Bản và khả năng các nền kinh tế tiên tiến chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng.
Simon Weeks, phụ trách bộ phận giao dịch kim loại quý của Ngân hàng Bank of Nova Scotia cho rằng giá vàng có thể giảm xuống 1.400 USD/ounce, hoặc thậm chí là thấp hơn nữa, nhưng nhìn chung triển vọng vẫn tốt do vẫn còn nhiều nhân tố hỗ trợ, như sự bất ổn về địa chính trị và sự rối loạn trên thị trường tài chính.
Tình trạng rối loạn ở Trung Đông, môi trường bất ổn ở Nhật Bản sau thảm họa động đất, cùng những lo ngại về việc châu Âu không thể xử lý được cuộc khủng hoảng nợ đang là những nhân tố hỗ trợ giá vàng. Tuần trước, giá kim loại quý này đã leo lên mức kỷ lục 1.447,40 USD/ounce khi tình hình bạo lực ở Trung Đông và nỗi lo về vấn đề nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thúc đẩy nhu cầu đầu tư an toàn.
Theo báo cáo ngày 25/3 của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa kỳ hạn Mỹ, giới đầu cơ vàng bạc kỳ hạn và quyền chọn đã tăng cường mua ròng các hợp đồng dài hạn. Ngân hàng UBS nhận định việc giá vàng tăng là khá trật tự và mức biến động hiện nay là khá thấp. Trước những bất ổn dai dẳng trên thế giới hiện nay, giá vàng sẽ tăng lên 1.450 USD/ounce trong vòng một tháng.
Tuần trước, nhiều quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết thể chế này có thể không mở rộng chương trình thu mua trái phiếu, trong khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gần đây cũng bóng gió về khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 4/2011 để kiềm chế lạm phát. Việc lãi suất tăng thường gây sức ép làm giảm giá vàng trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn, giá vàng vẫn được lợi từ việc lạm phát tăng cao và giới đầu tư tìm kiếm những tài sản an toàn./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)