Ở Việt Nam, để cầu may trước kỳ thi vào đại học, các sỹ tử thường tới Quốc Tử Giám để chạm đầu rùa, ăn xôi đỗ trước khi, nhờ người lớn thành đạt đón ngõ…
Còn tại nhiều nước châu Á, cũng có những nghi lễ để cầu thần may mắn đồng hành.
Trung Quốc
Trước khi kỳ thi Đại học chính thức bắt đầu, hàng nghìn học sinh đã tập trung về Trường Trung học Mao Thản Xưởng ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, nơi nổi tiếng với tỷ lệ đậu đại học rất cao, để tham gia vào buổi lễ thả đèn lồng truyền thống trước kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc đầy khó khăn.
Những chiếc đèn lồng với mang các dòng chữ cầu xin may mắn, đỗ đạt trong kỳ thi quan trong lần lượt được các sỹ tử thả lên bầu trời đêm.
Hàn Quốc
Ngày tất cả sỹ tử ở Hàn Quốc bước vào kỳ thi đại học được gọi là ngày tĩnh lặng khi nhịp sống hàng ngày ở Xứ sở Kim chi gần như ngưng lại để phục vụ cho cuộc thi quan trọng này.
Vào ngày này, nhiều phụ huynh học sinh dành cả ngày để cầu nguyện tại các chùa hay nhà thờ. Rất nhiều bà mẹ đã quỳ lạy từ 1.000-3.000 lần để cầu may cho con.
Bản thân các sỹ tử lai có những cách cầu may hơi kỳ quặc. Có em sẽ không gội đầu hay rửa mặt trong suốt kỳ thi vì "sợ trôi mất kiến thức." Có em thì ăn kẹo bơ, bánh gạo hay chocolate cho may mắn.
Lý do là vì chúng dẻo và dính. Các sỹ tử tin rằng ăn những món ăn này giúp kiến thức dính chặt trong đầu họ đồng thời họ có thể dính tên mình lên bảng vàng.
Cũng chính niềm tin này lại khiến món canh rong biển, vốn được yêu thích tại Hàn Quốc, mất khách trong dịp thi cử.
Các sỹ tử cho rằng món ăn có tính chất trơn trượt như rong biển sẽ khiến họ trượt trong kỳ thi quan trọng./.