[Video] Nghề chạm bạc - nét văn hóa độc đáo của người Dao đỏ

Trong các bản của người Dao, thợ chạm bạc là người vô cùng quan trọng. Họ được ví như người se duyên cho các cặp đôi người Dao.

Lủ Khấu là thôn cao nhất của xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, Lào Cai. Nơi đây phần lớn là đồng bào người Dao đỏ sinh sống.

Đồng bào tại đây chủ yếu canh tác trên các nương rẫy. Cuộc sống tự cung tự cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.

Phụ nữ Dao đỏ vẫn tự thêu trang phục của mình. Những bộ trang phục truyền thống của người Dao nổi bật bởi sự tỉ mỉ trong từng đường thêu và những hoa văn thổ cẩm tinh xảo đủ màu sắc, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của nơi đây.

Ngoài họa tiết cầu kỳ, trang phục của người dao đỏ còn được đính nhiều sang sức làm bằng bạc. Những đồng bạc được đánh thành cúc, chuông và các họa tiết bắt mắt. Giúp những bộ trang phục thêm lộng lẫy. Với những người phụ nữ Dao đỏ, vòng bạc là vật bất ly thân trong cả cuộc đời.

Theo phong tục, những gia đình có con trai, khi cưới vợ cho con. Lễ vật bắt buộc luôn phải có đôi vòng bạc.

Trong các bản của người Dao, thợ chạm bạc là người vô cùng quan trọng. Họ được ví như người se duyên cho các cặp đôi người Dao. Các công đoạn chế tác vẫn được giữ nguyên từ bao đời. Hoa văn trên vòng cũng phải được chạm theo đúng phong tục. Vì sự tỉ mỉ, chuẩn mực trong từng công đoạn. Nên mỗi ngày người thợ chạm chỉ làm duy nhất một cặp vòng.

Trong ngày trọng đại, cô dâu sẽ mặc một bô trang phục lộng lẫy nhất.  Đây cũng là trang phục được đính nhiều bạc nhất của người Dao, đều do nhà trai mang đến. Những vật này sẽ đi theo cả cuộc đời hai vợ chồng, minh chứng cho tình nghĩa bền lâu.

Dưới những nếp nhà sàn, người Dao đỏ đời sau tiếp nối đời trước gìn giữ đôi vòng bạc. Như để nhắc nhở thế hệ sau về nền nếp cha ông. Những con người với những nét văn hóa độc đáo đã tạo nên những mảng màu đa sắc cho những cao nguyên đá nơi đây./.

(Vietnam+)