Sau những nỗ lực chung của cả hai bên trong suốt những năm qua, ngày 9/7 tới, Việt Nam và Lào sẽ tổ chức Lễ chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc biên giới giữa hai nước trên thực địa và khánh thành mốc đại (số 460) tại cặp cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Nghệ An-Nậm On, tỉnh Borikhamxay.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Lào Thoongsing Thammavong sẽ tham dự buổi lễ.
Từ lâu, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào đã trở thành mối quan hệ thủy chung, trong sáng, hiếm có trên thế giới, là tài sản vô giá của hai dân tộc. Nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh bên nhau để giành thắng lợi trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước, hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ, trong đó việc xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định, hợp tác cùng phát triển, luôn được hai bên chú trọng.
Biên giới Việt Nam-Lào dài khoảng 2.067km, tiếp giáp với 10 tỉnh của Việt Nam (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum) và tiếp giáp với 10 tỉnh của Lào (Phong Sa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Borikhamxay, Khăm muộn, Sa Vắn Nạ Kiệt, Xả Lạ Văn, Xiêng Khoảng, Xê Kông và Ắt Tạ Pư).
Ngày 18/7/1977, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới; giai đoạn 1978-1987, hai bên đã cơ bản hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa, theo đó đã cắm được 214 cột mốc, tương ứng 199 vị trí. Kết quả đó được ghi nhận tại Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới ký ngày 16/10/1987. Năm 2003, hai bên đã hoàn thành bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào với tỷ lệ 1/50.000.
Tuy nhiên, tuyến biên giới giữa hai nước dài tới 2.067 km nhưng chỉ cắm 214 mốc, tương ứng 199 vị trí, mật độ mốc như vậy là quá thưa. Thêm vào đó, hệ thống mốc được thiết kế và xây dựng chưa phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu ở khu vực biên giới như kích thước mốc nhỏ, chất lượng mốc chưa cao… nên sau hơn 20 năm xây dựng, phần lớn các mốc giới đã xuống cấp và hư hỏng. Hầu hết các mốc đã phải gia cố phần nền móng, có mốc phải sửa chữa nhiều lần gây tốn kém nhưng chưa bảo đảm ổn định.
Trước thực tế phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu giao thương, trao đổi giữa nhân dân các vùng biên giới, những năm qua, Việt Nam và Lào đã mở và nâng cấp nhiều cửa khẩu, đồng thời xây dựng các công trình mới khang trang, hiện đại… Nhiều khu vực dân cư ở gần vùng biên giới đã phát triển mạnh mẽ, nên hệ thống mốc cũ không còn phù hợp, nhất là ở các khu vực cửa khẩu, nơi đông dân cư và nhiều người qua lại.
Nhằm tăng cường hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước, phục vụ nhu cầu phối hợp quản lý biên giới ổn định lâu dài, góp phần củng cố bền vững mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, đồng thời để hoàn thiện chất lượng của đường biên giới và thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế-xã hội khu vực biên giới giữa hai bên, lãnh đạo hai nước đã thống nhất cho phép triển khai xây dựng và thực hiện dự án “Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào.” Thời gian thực hiện dự án là trong giai đoạn 2008-2014. Đây được coi là một trong những nội dung hợp tác quan trọng giữa hai nước.
Dự án tập trung vào các nội dung: Tăng dày mốc ở những khu vực cần thiết để làm rõ đường biên giới trên thực địa; tôn tạo và xây mới các mốc hiện có, nhất là ở các cửa khẩu để đảm bảo hệ thống mốc giới kiên cố, vững chắc và khang trang, hiện đại. Dự án cũng tập trung hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đường biên giới Việt Nam-Lào.
Dự án "Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào" đã được hai Chính phủ phê duyệt và cho phép triển khai thực hiện từ năm 2008.
Theo kế hoạch, hai bên sẽ hoàn thành toàn bộ công tác cắm mốc trên thực địa vào tháng 6/2013 (tổng số 793 vị trí mốc tương ứng 835 cột mốc); sau đó sẽ triển khai công tác chỉnh lý bản đồ và soạn thảo văn kiện “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Việt Nam và Lào. Năm 2014, hai bên sẽ hoàn thành toàn bộ các văn kiện pháp lý ghi nhận kết quả cắm mốc (bao gồm cả kết quả phân giới trên thực địa trước đây).
Ngày 5/9/2008, tại cửa khẩu Lao Bảo - Đen Sạ Vẳn, hai bên đã long trọng tổ chức lễ khánh thành mốc đôi 605 - cột mốc đầu tiên, chính thức khởi động công tác tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới giữa hai nước.
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hai Chính phủ, cùng với sự phối hợp chặt chẽ và nỗ lực phấn đấu chung của các bộ, ngành, địa phương liên quan của hai nước, đến nay hai bên đã hoàn thành xây dựng một hệ thống mốc bằng đá hoa cương, đảm bảo khang trang, hiện đại, bền vững với 793 vị trí mốc, tương ứng 835 cột mốc và cắm bổ sung trên 20 cọc dấu, góp phần làm rõ hướng đi của đường biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới hai nước Việt Nam-Lào.
Lễ chào mừng hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt Nam-Lào tại cặp cửa khẩu Thanh Thủy-Nậm On ngày 9/7 tới, là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhân dân hai nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên giới, củng cố an ninh quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới, vì một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển./.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Lào Thoongsing Thammavong sẽ tham dự buổi lễ.
Từ lâu, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào đã trở thành mối quan hệ thủy chung, trong sáng, hiếm có trên thế giới, là tài sản vô giá của hai dân tộc. Nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh bên nhau để giành thắng lợi trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước, hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ, trong đó việc xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định, hợp tác cùng phát triển, luôn được hai bên chú trọng.
Biên giới Việt Nam-Lào dài khoảng 2.067km, tiếp giáp với 10 tỉnh của Việt Nam (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum) và tiếp giáp với 10 tỉnh của Lào (Phong Sa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Borikhamxay, Khăm muộn, Sa Vắn Nạ Kiệt, Xả Lạ Văn, Xiêng Khoảng, Xê Kông và Ắt Tạ Pư).
Ngày 18/7/1977, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới; giai đoạn 1978-1987, hai bên đã cơ bản hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa, theo đó đã cắm được 214 cột mốc, tương ứng 199 vị trí. Kết quả đó được ghi nhận tại Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới ký ngày 16/10/1987. Năm 2003, hai bên đã hoàn thành bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào với tỷ lệ 1/50.000.
Tuy nhiên, tuyến biên giới giữa hai nước dài tới 2.067 km nhưng chỉ cắm 214 mốc, tương ứng 199 vị trí, mật độ mốc như vậy là quá thưa. Thêm vào đó, hệ thống mốc được thiết kế và xây dựng chưa phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu ở khu vực biên giới như kích thước mốc nhỏ, chất lượng mốc chưa cao… nên sau hơn 20 năm xây dựng, phần lớn các mốc giới đã xuống cấp và hư hỏng. Hầu hết các mốc đã phải gia cố phần nền móng, có mốc phải sửa chữa nhiều lần gây tốn kém nhưng chưa bảo đảm ổn định.
Trước thực tế phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu giao thương, trao đổi giữa nhân dân các vùng biên giới, những năm qua, Việt Nam và Lào đã mở và nâng cấp nhiều cửa khẩu, đồng thời xây dựng các công trình mới khang trang, hiện đại… Nhiều khu vực dân cư ở gần vùng biên giới đã phát triển mạnh mẽ, nên hệ thống mốc cũ không còn phù hợp, nhất là ở các khu vực cửa khẩu, nơi đông dân cư và nhiều người qua lại.
Nhằm tăng cường hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước, phục vụ nhu cầu phối hợp quản lý biên giới ổn định lâu dài, góp phần củng cố bền vững mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, đồng thời để hoàn thiện chất lượng của đường biên giới và thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế-xã hội khu vực biên giới giữa hai bên, lãnh đạo hai nước đã thống nhất cho phép triển khai xây dựng và thực hiện dự án “Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào.” Thời gian thực hiện dự án là trong giai đoạn 2008-2014. Đây được coi là một trong những nội dung hợp tác quan trọng giữa hai nước.
Dự án tập trung vào các nội dung: Tăng dày mốc ở những khu vực cần thiết để làm rõ đường biên giới trên thực địa; tôn tạo và xây mới các mốc hiện có, nhất là ở các cửa khẩu để đảm bảo hệ thống mốc giới kiên cố, vững chắc và khang trang, hiện đại. Dự án cũng tập trung hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đường biên giới Việt Nam-Lào.
Dự án "Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào" đã được hai Chính phủ phê duyệt và cho phép triển khai thực hiện từ năm 2008.
Theo kế hoạch, hai bên sẽ hoàn thành toàn bộ công tác cắm mốc trên thực địa vào tháng 6/2013 (tổng số 793 vị trí mốc tương ứng 835 cột mốc); sau đó sẽ triển khai công tác chỉnh lý bản đồ và soạn thảo văn kiện “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Việt Nam và Lào. Năm 2014, hai bên sẽ hoàn thành toàn bộ các văn kiện pháp lý ghi nhận kết quả cắm mốc (bao gồm cả kết quả phân giới trên thực địa trước đây).
Ngày 5/9/2008, tại cửa khẩu Lao Bảo - Đen Sạ Vẳn, hai bên đã long trọng tổ chức lễ khánh thành mốc đôi 605 - cột mốc đầu tiên, chính thức khởi động công tác tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới giữa hai nước.
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hai Chính phủ, cùng với sự phối hợp chặt chẽ và nỗ lực phấn đấu chung của các bộ, ngành, địa phương liên quan của hai nước, đến nay hai bên đã hoàn thành xây dựng một hệ thống mốc bằng đá hoa cương, đảm bảo khang trang, hiện đại, bền vững với 793 vị trí mốc, tương ứng 835 cột mốc và cắm bổ sung trên 20 cọc dấu, góp phần làm rõ hướng đi của đường biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới hai nước Việt Nam-Lào.
Lễ chào mừng hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt Nam-Lào tại cặp cửa khẩu Thanh Thủy-Nậm On ngày 9/7 tới, là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhân dân hai nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên giới, củng cố an ninh quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới, vì một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển./.
Đỗ Quyên (TTXVN)