Ngày 22/9, tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Việt-Mỹ (JAC) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 6 về vấn đề khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Đây là diễn đàn song phương dành cho đối thoại khoa học cấp cao về chất da cam/dioxin, giúp hai Chính phủ Việt-Mỹ hiểu rõ hơn về mức độ phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, đồng thời đưa ra những khuyến nghị dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về sức khỏe con người và các tác động đối với môi trường của chất độc da cam/dioxin.
Tại cuộc họp lần này, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear đã đánh giá cao những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc hợp tác nhằm khắc phục triệt để những hậu quả của chất độc da cam/đioxin cho nhân dân Việt Nam và khẳng định đây là cơ hội để Chính phủ hai nước cùng nhìn nhận những kết quả JAC đạt được trong 6 năm hoạt động.
Đại diện hai bên đã cùng nhìn lại quá trình hợp tác giải quyết các vấn đề về xử lý các điểm nóng về dioxin ở Việt Nam gồm Đà Nẵng, Biên Hòa - Đồng Nai, Phù Cát - Bình Định.
Hai bên cũng bàn thảo đến các chương trình, các đề tài nghiên cứu khoa học và Chương trình hành động quốc gia về khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Kế hoạch hành động gồm đánh giá phạm vi và mức độ tồn lưu của chất độc hóa học tại các địa bàn trọng điểm; hậu quả lâu dài đối với tài nguyên môi trường; hoàn thành cơ bản xử lý các khu vực ô nhiễm nặng; phục hồi các hệ sinh thái bị phun rải chất độc hóa học...
Theo tiến sỹ Lê Kế Sơn, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 33 (Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, trong 5 năm qua, JAC đã đạt được những bước tiến quan trọng trong vấn đề khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam đã được đưa ra tại Hạ viện và Thượng viện Mỹ để các nghị sỹ cùng bàn thảo.
Hiện có rất nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế quan tâm và cùng giải quyết vấn đề da cam/dioxin ở Việt Nam. Đặc biệt, sự tham gia tích cực của phía Mỹ đã góp phần hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin tại Việt Nam có hiệu quả hơn./.
Đây là diễn đàn song phương dành cho đối thoại khoa học cấp cao về chất da cam/dioxin, giúp hai Chính phủ Việt-Mỹ hiểu rõ hơn về mức độ phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, đồng thời đưa ra những khuyến nghị dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về sức khỏe con người và các tác động đối với môi trường của chất độc da cam/dioxin.
Tại cuộc họp lần này, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear đã đánh giá cao những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc hợp tác nhằm khắc phục triệt để những hậu quả của chất độc da cam/đioxin cho nhân dân Việt Nam và khẳng định đây là cơ hội để Chính phủ hai nước cùng nhìn nhận những kết quả JAC đạt được trong 6 năm hoạt động.
Đại diện hai bên đã cùng nhìn lại quá trình hợp tác giải quyết các vấn đề về xử lý các điểm nóng về dioxin ở Việt Nam gồm Đà Nẵng, Biên Hòa - Đồng Nai, Phù Cát - Bình Định.
Hai bên cũng bàn thảo đến các chương trình, các đề tài nghiên cứu khoa học và Chương trình hành động quốc gia về khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Kế hoạch hành động gồm đánh giá phạm vi và mức độ tồn lưu của chất độc hóa học tại các địa bàn trọng điểm; hậu quả lâu dài đối với tài nguyên môi trường; hoàn thành cơ bản xử lý các khu vực ô nhiễm nặng; phục hồi các hệ sinh thái bị phun rải chất độc hóa học...
Theo tiến sỹ Lê Kế Sơn, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 33 (Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, trong 5 năm qua, JAC đã đạt được những bước tiến quan trọng trong vấn đề khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam đã được đưa ra tại Hạ viện và Thượng viện Mỹ để các nghị sỹ cùng bàn thảo.
Hiện có rất nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế quan tâm và cùng giải quyết vấn đề da cam/dioxin ở Việt Nam. Đặc biệt, sự tham gia tích cực của phía Mỹ đã góp phần hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin tại Việt Nam có hiệu quả hơn./.
Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)