Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác xã các nước châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra ở Bangkok, Thái Lan, trong các ngày 27-29/2, với sự tham gia của các bộ trưởng hay quan chức cấp cao đến từ trên 20 nước trong khu vực cùng với đại diện của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế khác.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Đăng Khoa và đoàn quan chức Việt Nam đã tham gia và phát biểu tại hội nghị, nêu rõ cơ hội phát triển, những khó khăn thách thức và một số giải pháp khắc phục, khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hợp tác với Liên minh các Hợp tác xã quốc tế và các nước để phát triển Hợp tác xã ngày càng hiệu quả.
Về vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa nói nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển mạnh thời gian qua, với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có thứ hạng cao trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt điều. Thu nhập và đời sống của đa số người dân từng bước được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,2%, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa, từ khi Việt Nam thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, số lượng Hợp tác xã nông nghiệp ngày càng tăng và đến cuối năm 2011, cả nước đã có 9.619 hợp tác xã nông nghiệp với 6,2 triệu xã viên. Với việc tham gia Hợp tác xã người nông dân vừa huy động được nguồn lực như lao động, vốn, kỹ thuật, vừa giảm được chi phí đầu vào và vừa có điều kiện tiêu thụ nông sản hàng hóa một cách có lợi nhất, điều mà từng hộ nông dân đơn lẻ không làm được.
Do đó mô hình hợp tác xã nông nghiệp được coi là giải pháp tối ưu để tạo môi trường liên kết, phát huy thế mạnh của người nông dân và tạo ra nhiều việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo. Hợp tác xã là cầu nối gắn kết giữa chính quyền với người dân để triển khai có hiệu quả các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, vì thế cần tăng cường vai trò của cơ quan nhà nước đối với sự nghiệp phát triển hợp tác xã và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hợp tác xã, qua đó giúp các hợp tác xã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Văn Biên cho biết Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở kế thừa hai tổ chức trước đây là Liên hiệp các Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam và Ban Quản lý Hợp tác xã Mua bán Việt Nam. Hiện trên cả nước có khoảng 19.500 Hợp tác xã nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong đó có trên 14.000 hợp tác xã là thành viên của Liên minh và đóng góp nhiều cho kinh tế hộ gia đình.
Trước đó, phát biểu trong ngày khai Hội nghị, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA) Pauline Green đã dẫn lời đánh giá của Liên hợp quốc rằng “các hợp tác xã đang trực tiếp đóng góp cho nỗ lực giúp cải thiện tiêu chuẩn sống của 50% dân số thế giới.”
Bà Green nói thêm qua việc tuyên bố năm 2012 là “Năm Quốc tế các hợp tác xã” để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, Liên hợp quốc ghi nhận vai trò quan trọng của mô hình Hợp tác xã trong việc thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển kinh tế-xã hội trên toàn cầu khoảng 180 năm qua. Các hợp tác xã nay thuộc quyền sở hữu của gần một tỷ người đã và đang tạo ra nhiều việc làm trên thế giới, góp phần làm giảm bớt xung đột, xây dựng sự gắn kết cộng đồng, phát triển kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn, giúp hàng triệu người thoát dần khỏi đói nghèo.
Theo bà Green, hàng năm Liên minh Hợp tác xã Quốc tế đều công bố danh sách 300 doanh nghiệp Hợp tác xã lớn mạnh nhất trong số hàng trăm nghìn hợp tác xã thuộc nhiều lĩnh vực trên toàn cầu. Hiện tổng giá trị tài sản và vốn của 300 hợp tác xã đó lên tới 1.600 tỷ USD, tức tương đương nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới hiện nay là Tây Ban Nha.
Trong cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Đăng Khoa cùng đoàn Việt Nam đã trao đổi với đoàn đại biểu cao cấp của Malaysia về các bước thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, nhất là giữa Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam và Học viện các Hợp tác xã Malaysia và gặp gỡ với các đại biểu của Thái Lan và một số nước khác./.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Đăng Khoa và đoàn quan chức Việt Nam đã tham gia và phát biểu tại hội nghị, nêu rõ cơ hội phát triển, những khó khăn thách thức và một số giải pháp khắc phục, khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hợp tác với Liên minh các Hợp tác xã quốc tế và các nước để phát triển Hợp tác xã ngày càng hiệu quả.
Về vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa nói nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển mạnh thời gian qua, với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có thứ hạng cao trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt điều. Thu nhập và đời sống của đa số người dân từng bước được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,2%, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa, từ khi Việt Nam thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, số lượng Hợp tác xã nông nghiệp ngày càng tăng và đến cuối năm 2011, cả nước đã có 9.619 hợp tác xã nông nghiệp với 6,2 triệu xã viên. Với việc tham gia Hợp tác xã người nông dân vừa huy động được nguồn lực như lao động, vốn, kỹ thuật, vừa giảm được chi phí đầu vào và vừa có điều kiện tiêu thụ nông sản hàng hóa một cách có lợi nhất, điều mà từng hộ nông dân đơn lẻ không làm được.
Do đó mô hình hợp tác xã nông nghiệp được coi là giải pháp tối ưu để tạo môi trường liên kết, phát huy thế mạnh của người nông dân và tạo ra nhiều việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo. Hợp tác xã là cầu nối gắn kết giữa chính quyền với người dân để triển khai có hiệu quả các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, vì thế cần tăng cường vai trò của cơ quan nhà nước đối với sự nghiệp phát triển hợp tác xã và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hợp tác xã, qua đó giúp các hợp tác xã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Văn Biên cho biết Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở kế thừa hai tổ chức trước đây là Liên hiệp các Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam và Ban Quản lý Hợp tác xã Mua bán Việt Nam. Hiện trên cả nước có khoảng 19.500 Hợp tác xã nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong đó có trên 14.000 hợp tác xã là thành viên của Liên minh và đóng góp nhiều cho kinh tế hộ gia đình.
Trước đó, phát biểu trong ngày khai Hội nghị, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA) Pauline Green đã dẫn lời đánh giá của Liên hợp quốc rằng “các hợp tác xã đang trực tiếp đóng góp cho nỗ lực giúp cải thiện tiêu chuẩn sống của 50% dân số thế giới.”
Bà Green nói thêm qua việc tuyên bố năm 2012 là “Năm Quốc tế các hợp tác xã” để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, Liên hợp quốc ghi nhận vai trò quan trọng của mô hình Hợp tác xã trong việc thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển kinh tế-xã hội trên toàn cầu khoảng 180 năm qua. Các hợp tác xã nay thuộc quyền sở hữu của gần một tỷ người đã và đang tạo ra nhiều việc làm trên thế giới, góp phần làm giảm bớt xung đột, xây dựng sự gắn kết cộng đồng, phát triển kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn, giúp hàng triệu người thoát dần khỏi đói nghèo.
Theo bà Green, hàng năm Liên minh Hợp tác xã Quốc tế đều công bố danh sách 300 doanh nghiệp Hợp tác xã lớn mạnh nhất trong số hàng trăm nghìn hợp tác xã thuộc nhiều lĩnh vực trên toàn cầu. Hiện tổng giá trị tài sản và vốn của 300 hợp tác xã đó lên tới 1.600 tỷ USD, tức tương đương nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới hiện nay là Tây Ban Nha.
Trong cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Đăng Khoa cùng đoàn Việt Nam đã trao đổi với đoàn đại biểu cao cấp của Malaysia về các bước thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, nhất là giữa Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam và Học viện các Hợp tác xã Malaysia và gặp gỡ với các đại biểu của Thái Lan và một số nước khác./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)