Ngày 21/5, Ủy ban Kinh tế-Xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP) đã mở phiên thảo luận cấp bộ trưởng kéo dài 3 ngày trong khuôn khổ Khóa họp thường niên lần thứ 68 tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, nước Chủ tịch khóa họp lần này.
Phiên thảo luận thu hút sự tham gia của đại diện đến từ 62 nước thành viên chính thức và thành viên liên kết, lãnh đạo các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc và các thể chế tài chính khu vực. Thủ tướng nước chủ nhà Yingluck Shinawatra đã tham dự và phát biểu khai mạc.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh dẫn đầu, tham dự khóa họp.
Tại phiên thảo luận, các nước tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như các biện pháp giải quyết những vấn đề cùng quan tâm hiện nay như duy trì tăng trưởng cao và bền vững, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm dân số, hỗ trợ người khuyết tật, phòng chống HIV/AIDS, thúc đẩy tăng trưởng xanh, ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu, thúc đẩy thương mại và tăng cường liên kết khu vực.
Bên cạnh phiên thảo luận chung, các đại biểu cũng đã tham dự buổi trao đổi bàn tròn với chủ đề “Cùng nhau phát triển: Hội nhập kinh tế cho một thế kỷ phát triển bền vững và toàn diện ở châu Á-Thái Bình Dương.”
Phát biểu tại các phiên thảo luận, Thứ trưởng Lê Lương Minh khẳng định trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, mặc dù có những khác biệt về trình độ phát triển, song những điểm chung về lịch sử và văn hóa là cơ sở quan trọng cho các nước khu vực tăng cường hợp tác và phát triển.
Thứ trưởng khuyến nghị, để duy trì sự năng động và tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động phức tạp hiện nay, các nước châu Á-Thái Bình Dương cần tăng cường tham vấn và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tài chính, để hạn chế nguy cơ bất ổn tài chính và tiền tệ. Ngoài ra, các nước cũng cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nội khối nhằm tận dụng sự phát triển năng động của các thị trường khu vực và hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.
Theo Thứ trưởng, các nước cần ngăn ngừa xu hướng bảo hộ, tích cực chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Về lâu dài, các nước cần triển khai mô hình phát triển mới theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và các giá trị nhân văn.
Thứ trưởng Lê Lương Minh nêu bật những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng; khẳng định việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội là những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Cụ thể, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao đời sống và phúc lợi cho người dân, nhất là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tích cực triển khai thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và sẽ hoàn thành các mục tiêu này theo đúng thời hạn vào năm 2015.
Thứ trưởng khẳng định các chính sách tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam; đồng thời bày tỏ ủng hộ các khuyến nghị của UNESCAP về tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực. Thứ trưởng nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước khu vực vì các mục tiêu chung.
Ghi nhận các đóng góp của Việt Nam, các nước tham dự Khóa họp đã nhất trí bầu Việt Nam tiếp tục là thành viên Trung tâm Cơ khí và máy Nông nghiệp (APCACEM) của UNESCAP với số phiếu cao.
Theo kế hoạch, các nước tham dự Khóa họp sẽ thảo luận và thông qua 12 nghị quyết với các khuyến nghị cụ thể trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực trên các lĩnh vực ưu tiên như: xúc tiến thương mại điện tử, phát triển giao thông vận tải, tăng cường kết nối khu vực về năng lượng, triển khai kết quả Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững, bảo vệ người tàn tật, tình hình đặc biệt của các quốc đảo nhỏ Thái Bình Dương trước tình trạng biến đổi khí hậu..../.
Phiên thảo luận thu hút sự tham gia của đại diện đến từ 62 nước thành viên chính thức và thành viên liên kết, lãnh đạo các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc và các thể chế tài chính khu vực. Thủ tướng nước chủ nhà Yingluck Shinawatra đã tham dự và phát biểu khai mạc.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh dẫn đầu, tham dự khóa họp.
Tại phiên thảo luận, các nước tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như các biện pháp giải quyết những vấn đề cùng quan tâm hiện nay như duy trì tăng trưởng cao và bền vững, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm dân số, hỗ trợ người khuyết tật, phòng chống HIV/AIDS, thúc đẩy tăng trưởng xanh, ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu, thúc đẩy thương mại và tăng cường liên kết khu vực.
Bên cạnh phiên thảo luận chung, các đại biểu cũng đã tham dự buổi trao đổi bàn tròn với chủ đề “Cùng nhau phát triển: Hội nhập kinh tế cho một thế kỷ phát triển bền vững và toàn diện ở châu Á-Thái Bình Dương.”
Phát biểu tại các phiên thảo luận, Thứ trưởng Lê Lương Minh khẳng định trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, mặc dù có những khác biệt về trình độ phát triển, song những điểm chung về lịch sử và văn hóa là cơ sở quan trọng cho các nước khu vực tăng cường hợp tác và phát triển.
Thứ trưởng khuyến nghị, để duy trì sự năng động và tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động phức tạp hiện nay, các nước châu Á-Thái Bình Dương cần tăng cường tham vấn và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tài chính, để hạn chế nguy cơ bất ổn tài chính và tiền tệ. Ngoài ra, các nước cũng cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nội khối nhằm tận dụng sự phát triển năng động của các thị trường khu vực và hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.
Theo Thứ trưởng, các nước cần ngăn ngừa xu hướng bảo hộ, tích cực chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Về lâu dài, các nước cần triển khai mô hình phát triển mới theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và các giá trị nhân văn.
Thứ trưởng Lê Lương Minh nêu bật những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng; khẳng định việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội là những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Cụ thể, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao đời sống và phúc lợi cho người dân, nhất là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tích cực triển khai thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và sẽ hoàn thành các mục tiêu này theo đúng thời hạn vào năm 2015.
Thứ trưởng khẳng định các chính sách tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam; đồng thời bày tỏ ủng hộ các khuyến nghị của UNESCAP về tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực. Thứ trưởng nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước khu vực vì các mục tiêu chung.
Ghi nhận các đóng góp của Việt Nam, các nước tham dự Khóa họp đã nhất trí bầu Việt Nam tiếp tục là thành viên Trung tâm Cơ khí và máy Nông nghiệp (APCACEM) của UNESCAP với số phiếu cao.
Theo kế hoạch, các nước tham dự Khóa họp sẽ thảo luận và thông qua 12 nghị quyết với các khuyến nghị cụ thể trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực trên các lĩnh vực ưu tiên như: xúc tiến thương mại điện tử, phát triển giao thông vận tải, tăng cường kết nối khu vực về năng lượng, triển khai kết quả Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững, bảo vệ người tàn tật, tình hình đặc biệt của các quốc đảo nhỏ Thái Bình Dương trước tình trạng biến đổi khí hậu..../.
(TTXVN)