Bước ra từ hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, Việt Nam trở mình mạnh mẽ trong công cuộc Đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nhân dịp Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc, TTXVN xin giới thiệu một số bài viết phản ánh sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Hiện thực sống động sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan, cập nhật và xác thực về tự do theo đuổi hoài bão, sở thích và đức tin trên mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Từ thuở hồng hoang với những dấu ấn thờ cúng ghi lại trên trống đồng Đông Sơn (thế kỷ VII - I TCN), tín ngưỡng - tôn giáo luôn đồng hành và trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống tinh thần người Việt.
Tính tới năm 2010, cả nước có 32 tổ chức tôn giáo được Nhà nước cấp đăng ký hoạt động, với khoảng 15,5 triệu người hành đạo, tương đương 18% dân số. Tuy nhiên, số tín đồ không chính thức còn cao hơn nhiều, chỉ riêng số người quy y Tam Bảo đã lên tới 10 triệu, chưa kể thực hành cúng lễ theo tín ngưỡng dân gian.
Theo số lượng tín đồ, các tôn giáo chính ở Việt Nam gồm Phật giáo, với cả hai nhánh Đại thừa và Tiểu thừa (khoảng 6,8 triệu người), Thiên chúa giáo (5,7 triệu), Hòa hảo (1,4 triệu), Cao Đài (808 nghìn), Tin lành (734 nghìn), Hồi giáo (73 nghìn) và Bà la môn (56 nghìn). Tín ngưỡng dân gian rất đa dạng, mang đậm mầu sắc địa phương và thường hòa trộn với một tôn giáo nào đó. Thống kê độc lập cho thấy có tới 98% các gia đình Việt Nam thờ cúng tại nhà.
Định cư lâu đời trên mảnh đất giao thoa của các nền văn minh lớn, từ thời cổ đại, phong kiến tới đương đại, người Việt có tinh thần cởi mở đón nhận đức tin và dung hợp chúng vào sinh hoạt tinh thần truyền thống của mình. Nhà văn hóa học Phan Ngọc coi đây là quá trình “khúc xạ” các thành tố mới theo “hằng số văn hóa Việt Nam.” Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chẳng những đa dạng về nguồn gốc, lịch sử phát triển, hình thức nghi lễ, mà còn có khả năng thích ứng rất cao.
Chính vì vậy, đảm bảo quyền tự do và hòa hợp tín ngưỡng trong nhân dân luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt trong thời hội nhập khi các nền văn hóa ngày càng xích lại gần nhau.
Trong buổi họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố nền độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nguyên tắc “Tín ngưỡng tự do và đoàn kết lương, giáo.” Người khẳng định mục đích chung của những nhà khai sáng tôn giáo lớn đều là hướng thiện, hướng mọi người tới cuộc sống bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng. Đó cũng chính là mục tiêu tối thượng của Cách mạng Việt Nam.
Quan điểm mở đầu thời đại Hồ Chí Minh chính là kim chỉ Nam cho chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong suốt 7 thập kỷ qua, được nhấn mạnh trong mỗi kỳ Đại hội Đảng và quy định rõ trong cả 4 bản Hiến pháp.
Song hành với với những thành tựu kinh tế-xã hội của công cuộc Đổi mới, đời sống văn hóa của nhân dân, trong đó có các sinh hoạt tôn giáo, ngày càng phong phú và sôi động, từ các lễ hội, nghi thức truyền thống cho tới các sự kiện mang tầm vóc quốc tế.
Việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc một lần nữa thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, đóng góp vào các nỗ lực xây dựng một thế giới công bằng và hạnh phúc./.
Kỳ sau: Thờ Tứ Bất tử, tín ngưỡng độc đáo của người Việt
Nhân dịp Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc, TTXVN xin giới thiệu một số bài viết phản ánh sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Hiện thực sống động sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan, cập nhật và xác thực về tự do theo đuổi hoài bão, sở thích và đức tin trên mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Từ thuở hồng hoang với những dấu ấn thờ cúng ghi lại trên trống đồng Đông Sơn (thế kỷ VII - I TCN), tín ngưỡng - tôn giáo luôn đồng hành và trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống tinh thần người Việt.
Tính tới năm 2010, cả nước có 32 tổ chức tôn giáo được Nhà nước cấp đăng ký hoạt động, với khoảng 15,5 triệu người hành đạo, tương đương 18% dân số. Tuy nhiên, số tín đồ không chính thức còn cao hơn nhiều, chỉ riêng số người quy y Tam Bảo đã lên tới 10 triệu, chưa kể thực hành cúng lễ theo tín ngưỡng dân gian.
Theo số lượng tín đồ, các tôn giáo chính ở Việt Nam gồm Phật giáo, với cả hai nhánh Đại thừa và Tiểu thừa (khoảng 6,8 triệu người), Thiên chúa giáo (5,7 triệu), Hòa hảo (1,4 triệu), Cao Đài (808 nghìn), Tin lành (734 nghìn), Hồi giáo (73 nghìn) và Bà la môn (56 nghìn). Tín ngưỡng dân gian rất đa dạng, mang đậm mầu sắc địa phương và thường hòa trộn với một tôn giáo nào đó. Thống kê độc lập cho thấy có tới 98% các gia đình Việt Nam thờ cúng tại nhà.
Định cư lâu đời trên mảnh đất giao thoa của các nền văn minh lớn, từ thời cổ đại, phong kiến tới đương đại, người Việt có tinh thần cởi mở đón nhận đức tin và dung hợp chúng vào sinh hoạt tinh thần truyền thống của mình. Nhà văn hóa học Phan Ngọc coi đây là quá trình “khúc xạ” các thành tố mới theo “hằng số văn hóa Việt Nam.” Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chẳng những đa dạng về nguồn gốc, lịch sử phát triển, hình thức nghi lễ, mà còn có khả năng thích ứng rất cao.
Chính vì vậy, đảm bảo quyền tự do và hòa hợp tín ngưỡng trong nhân dân luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt trong thời hội nhập khi các nền văn hóa ngày càng xích lại gần nhau.
Trong buổi họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố nền độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nguyên tắc “Tín ngưỡng tự do và đoàn kết lương, giáo.” Người khẳng định mục đích chung của những nhà khai sáng tôn giáo lớn đều là hướng thiện, hướng mọi người tới cuộc sống bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng. Đó cũng chính là mục tiêu tối thượng của Cách mạng Việt Nam.
Quan điểm mở đầu thời đại Hồ Chí Minh chính là kim chỉ Nam cho chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong suốt 7 thập kỷ qua, được nhấn mạnh trong mỗi kỳ Đại hội Đảng và quy định rõ trong cả 4 bản Hiến pháp.
Song hành với với những thành tựu kinh tế-xã hội của công cuộc Đổi mới, đời sống văn hóa của nhân dân, trong đó có các sinh hoạt tôn giáo, ngày càng phong phú và sôi động, từ các lễ hội, nghi thức truyền thống cho tới các sự kiện mang tầm vóc quốc tế.
Việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc một lần nữa thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, đóng góp vào các nỗ lực xây dựng một thế giới công bằng và hạnh phúc./.
Kỳ sau: Thờ Tứ Bất tử, tín ngưỡng độc đáo của người Việt
Lê Hà-Thu Hiền (Vietnam+)