Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định là nước bạn truyền thống, có quan hệ thân thiết và hữu nghị với các nước châu Phi, vào lúc này Việt Nam càng thấy cần phải tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với châu Phi.
Phát biểu tại hội thảo "Việt Nam-châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững,” khai mạc ngày 17/8 tại Hà Nội, Thủ tướng bày tỏ vui mừng nhận thấy trong những năm qua, quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và châu Phi đã có những bước phát triển thực chất. Nhiều thỏa thuận đã được triển khai cụ thể, tạo cơ sở ngày một vững chắc cho mối quan hệ giữa hai bên thời gian tới.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng hội thảo quốc tế Việt Nam-châu Phi là cầu nối hiệu quả để Việt Nam và các nước châu Phi anh em xích lại gần nhau, hợp tác chặt chẽ với nhau trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao và hội nhập quốc tế.
Thủ tướng đề nghị hội thảo đi sâu trao đổi theo các hướng như tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam-châu Phi trên tất cả các lĩnh vực; tăng cường sự hiện diện hiệu quả của Việt Nam tại châu Phi và của châu Phi tại Việt Nam; thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.
Các đại biểu cần thúc đẩy trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là trong công tác xây dựng và phát triển đất nước, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ; khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, các thành phần kinh tế nhằm tạo sự năng động và hiệu quả trong mỗi cơ chế được thiết lập.
Tại hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh trong những năm gần đây, quan hệ với các nước châu Phi đã trở thành một bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Kể từ Hội thảo quốc tế Việt Nam-châu Phi lần thứ nhất năm 2003, đã có một bước tiến dài trong các mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với châu Phi. Quan hệ chính trị, ngoại giao được tăng cường; kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với châu Phi đã tăng từ 360 triệu USD năm 2003 lên 2,07 tỷ USD năm 2009.
Hợp tác nông nghiệp, năng lượng, lao động, y tế, trao đổi chuyên gia có những bước phát triển khả quan; trên 70 văn kiện hợp tác đã được ký kết tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các mối quan hệ đang phát triển sâu rộng giữa Việt Nam và châu Phi.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng các nước châu Phi tích cực trao đổi thông tin và kinh nghiệm, xác định những thuận lợi và thách thức và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt, đặc biệt trong những lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh như nông nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, thương mại, giáo dục, đào tạo nhân lực, trao đổi chuyên gia, lao động...
Ông Cheick Sidi Diarra - Phó Tổng Thư ký, Cố vấn đặc biệt của Liên hợp quốc về châu Phi kiêm Đại diện cấp cao của nhóm các nước kém phát triển nhất, các nước đang phát triển nằm sâu trong nội địa và các quốc đảo nhỏ đang phát triển đã nêu bật vai trò ngày càng năng động của sự hợp tác giữa các nước và khu vực phía Nam địa cầu và quan hệ hợp tác ngày càng lớn mạnh giữa Việt Nam-châu Phi.
Phó Tổng thư ký nhấn mạnh hội thảo lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nỗ lực toàn cầu trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Ngay sau phiên khai mạc, hội thảo đã tiến hành song song hai phiên chuyên đề về “An ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì và “Hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng và đầu tư” do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chủ trì./.
Phát biểu tại hội thảo "Việt Nam-châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững,” khai mạc ngày 17/8 tại Hà Nội, Thủ tướng bày tỏ vui mừng nhận thấy trong những năm qua, quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và châu Phi đã có những bước phát triển thực chất. Nhiều thỏa thuận đã được triển khai cụ thể, tạo cơ sở ngày một vững chắc cho mối quan hệ giữa hai bên thời gian tới.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng hội thảo quốc tế Việt Nam-châu Phi là cầu nối hiệu quả để Việt Nam và các nước châu Phi anh em xích lại gần nhau, hợp tác chặt chẽ với nhau trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao và hội nhập quốc tế.
Thủ tướng đề nghị hội thảo đi sâu trao đổi theo các hướng như tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam-châu Phi trên tất cả các lĩnh vực; tăng cường sự hiện diện hiệu quả của Việt Nam tại châu Phi và của châu Phi tại Việt Nam; thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.
Các đại biểu cần thúc đẩy trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là trong công tác xây dựng và phát triển đất nước, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ; khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, các thành phần kinh tế nhằm tạo sự năng động và hiệu quả trong mỗi cơ chế được thiết lập.
Tại hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh trong những năm gần đây, quan hệ với các nước châu Phi đã trở thành một bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Kể từ Hội thảo quốc tế Việt Nam-châu Phi lần thứ nhất năm 2003, đã có một bước tiến dài trong các mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với châu Phi. Quan hệ chính trị, ngoại giao được tăng cường; kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với châu Phi đã tăng từ 360 triệu USD năm 2003 lên 2,07 tỷ USD năm 2009.
Hợp tác nông nghiệp, năng lượng, lao động, y tế, trao đổi chuyên gia có những bước phát triển khả quan; trên 70 văn kiện hợp tác đã được ký kết tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các mối quan hệ đang phát triển sâu rộng giữa Việt Nam và châu Phi.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng các nước châu Phi tích cực trao đổi thông tin và kinh nghiệm, xác định những thuận lợi và thách thức và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt, đặc biệt trong những lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh như nông nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, thương mại, giáo dục, đào tạo nhân lực, trao đổi chuyên gia, lao động...
Ông Cheick Sidi Diarra - Phó Tổng Thư ký, Cố vấn đặc biệt của Liên hợp quốc về châu Phi kiêm Đại diện cấp cao của nhóm các nước kém phát triển nhất, các nước đang phát triển nằm sâu trong nội địa và các quốc đảo nhỏ đang phát triển đã nêu bật vai trò ngày càng năng động của sự hợp tác giữa các nước và khu vực phía Nam địa cầu và quan hệ hợp tác ngày càng lớn mạnh giữa Việt Nam-châu Phi.
Phó Tổng thư ký nhấn mạnh hội thảo lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nỗ lực toàn cầu trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Ngay sau phiên khai mạc, hội thảo đã tiến hành song song hai phiên chuyên đề về “An ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì và “Hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng và đầu tư” do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chủ trì./.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)