Tham dự Đại hội thể thao Châu Á (ASIAD) lần thứ 16 từ ngày 12 đến 27/11 tại Quảng Châu (Trung Quốc), đoàn thể thao Việt Nam sẽ góp mặt với hơn 300 vận động viên, dự tranh 27/42 môn thi đấu. Trong đó billiard-snooker, karatedo, cầu mây, taekwondo, cử tạ, wushu, điền kinh, cầu lông, khiêu vũ thể thao, đấu kiếm, judo, vật... được giới chuyên môn dự đoán có nhiều khả năng đoạt huy chương.
Vượt ngưỡng ASIAD 15
Sau khi xác định 27 môn thi sẽ dự tranh tại ASIAD lần thứ 16 tại Quảng Châu, Vụ Thể thao thành tích cao thuộc Tổng cục Thể dục thể thao đã sơ bộ lên danh sách khoảng 60 tuyển thủ quốc gia ở một số môn thể thao trong điểm cho Á vận hội do các bộ môn đề xuất.
60 gương mặt xuất sắc của Thể thao Việt Nam được đầu tư chuyên biệt nhằm hướng tới mục tiêu tranh chấp huy chương, trong đó có Nguyễn Tiến Minh (cầu lông); Hoàng Ngân, Nguyệt Ánh, Ngọc Thành (karatedo); Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Vũ Văn Huyện (điền kinh); Kiến Quốc, Quang Linh (bóng bàn); Trà My, Thùy Linh (wushu)... Các vận động viên này được tham dự những đợt tập huấn, tăng cường thi đấu cọ xát cũng như nhận chế độ bồi dưỡng, dinh dưỡng, thuốc men trong khoảng 2 tháng trước khi lên đường phó hội.
Năm 2010, ASIAD 16 tại Quảng Châu, Trung Quốc sẽ đi vào lịch sử là kỳ đại hội lớn nhất với 42 môn thể thao và rất đa dạng về nội dung thi đấu, trong đó có một số môn mới như nhào lộn (trampoline), ván trượt (roller-sports), cờ tướng, cờ vây và BMX (biểu diễn xe đạp X-Game).
Cách đây 4 năm, tại ASIAD lần thứ 15 diễn ra ở Doha (Qatar), Thể thao Việt Nam đã giành được 3 huy chương Vàng, 13 huy chương Bạc, 7 huy chương Đồng, xếp thứ 19 về số huy chương Vàng và đứng ở vị trí thứ 15/38 đoàn về tổng số huy chương (23 chiếc).
Ba tấm huy chương Vàng quý giá của Việt Nam đã thuộc về võ sĩ karatedo Vũ Thị Nguyệt Ánh ở hạng cân dưới 48kg nội dung đối kháng và cầu mây nữ ở nội dung đồng đội và đá đôi.
So với ASIAD 14 ở Busan, Hàn Quốc năm 2002, Việt Nam kém 1 huy chương Vàng, nhưng đó lại là thành tích không hề thụt lùi bởi ASIAD 15 được đánh giá khó khăn hơn nhiều, khi chỉ có tổng cộng 430 nội dung thi đấu nhưng nhiều môn là thế mạnh của Việt Nam lại không góp mặt.
Cho đến thời điểm này, dự kiến mục tiêu của đoàn Thể thao Việt Nam tại ASIAD lần thứ 16 là phấn đấu giành từ 4 đến 6 huy chương Vàng để đứng trong tốp 20 trên bảng tổng sắp huy chương đại hội.
Sẽ đi vào thực chất
Trong khi Thể thao Việt Nam dự tính gửi đến ASIAD 16 khoảng 450 người nhằm hướng tới mục tiêu giành từ 4-6 chiếc huy chương Vàng thì một số nước bạn như Philippines cũng đã nêu quyết tâm sẽ giành 10 huy chương Vàng, dù chỉ cử đi hơn 110 vận động viên. Indonesia có hơn 200 gương mặt thể thao dự ASIAD 16 và cũng đặt cho mình mục tiêu tương tự.
Không loại trừ khả năng Thể thao Việt Nam đặt ra cho mình số lượng huy chương Vàng dự kiến giành được ở ASIAD 16 khiêm tốn như vậy để giúp các vận động viên đang ở dạng tiềm năng đoạt huy chương không bị áp lực khi thi đấu, qua đó tạo nên bước ngoặt bất ngờ.
Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra, vì khi nhìn lại những sự kiện thể thao tầm cỡ khu vực và châu lục diễn ra gần đây, đoàn Thể thao Việt Nam luôn vượt chỉ tiêu số lượng huy chương đề ra.
Có thể lấy ví dụ, trước khi tham dự SEA Games 25 cuối năm 2009 tại Lào, Việt Nam đặt mục tiêu đứng thứ 3 toàn đoàn với số lượng từ 60-70 chiếc huy chương vàng thì khi kết thúc đại hội, Thể thao Việt Nam bất ngờ vươn lên đứng thứ 2 toàn đoàn (chỉ sau Thái Lan) với 215 huy chương các loại (trong đó có 83 huy chương vàng, 75 huy chương bạc, 57 huy chương đồng).
Hiện tại, tất cả những vận động viên trọng điểm của Thể thao Việt Nam đang tích cực tham gia những giải đấu cọ xát hoặc tham dự những đợt tập huấn cuối cùng để hoàn thiện kỹ năng và chiến thuật thi đấu.
Chuẩn bị cho Á vận hội, đội tuyển điền kinh gồm các vận động viên tiêu biểu của tổ cự ly ngắn, trung bình-dài như Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Nguyễn Đình Cương, Vũ Văn Huyện đang tập luyện dưới sự dẫn dẵn của ông thầy Gunter Lange.
Theo chuyên gia người Đức này, việc tập trung trên vùng cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng) là một trong những biện pháp nâng cao thành tích cho vận động viên hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp, nhất là vào thời điểm khi ASIAD đã cận kề.
Trong khi đó, đội tuyển judo Việt Nam gồm 4 võ sĩ Văn Ngọc Tú (hạng 48kg), Nguyễn Thị Lan (57kg), Hồ Ngân Giang (60kg) và Huỳnh Nhất Thống (60kg) đã lên đường sang Nhật Bản dự giải vô địch thế giới năm 2010 từ ngày 6/9. Đây là cơ hội vô cùng quý giá để Ban huấn luyện đội tuyển nhận diện đối thủ tại ASIAD 16.
Sau giải này, vào ngày 23/9, Văn Ngọc Tú và Nguyễn Thị Lan dự vòng loại Olympic 2012 tại Uzbekistan. Số vận động viên còn lại sẽ tham dự Giải vô địch judo Đông Nam Á diễn ra từ ngày 22 - 26/9 tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (Thành phố Hồ Chí Minh). Đến đầu tháng 10, 4 võ sĩ mạnh nhất chuẩn bị cho ASIAD 16 có chuyến tập huấn tại Nam Kinh (Trung Quốc), địa phương phát triển mạnh nhất phong trào judo của quốc gia này cho đến sát ngày lên thảm đấu...
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản và khoa học, người hâm mộ thể thao Việt Nam tin tưởng rằng, các tuyển thủ quốc gia sẽ hoàn thành chỉ tiêu đề ra và thậm chí còn nhiều hơn thế, mang vinh quang về cho Tổ quốc./.
Vượt ngưỡng ASIAD 15
Sau khi xác định 27 môn thi sẽ dự tranh tại ASIAD lần thứ 16 tại Quảng Châu, Vụ Thể thao thành tích cao thuộc Tổng cục Thể dục thể thao đã sơ bộ lên danh sách khoảng 60 tuyển thủ quốc gia ở một số môn thể thao trong điểm cho Á vận hội do các bộ môn đề xuất.
60 gương mặt xuất sắc của Thể thao Việt Nam được đầu tư chuyên biệt nhằm hướng tới mục tiêu tranh chấp huy chương, trong đó có Nguyễn Tiến Minh (cầu lông); Hoàng Ngân, Nguyệt Ánh, Ngọc Thành (karatedo); Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Vũ Văn Huyện (điền kinh); Kiến Quốc, Quang Linh (bóng bàn); Trà My, Thùy Linh (wushu)... Các vận động viên này được tham dự những đợt tập huấn, tăng cường thi đấu cọ xát cũng như nhận chế độ bồi dưỡng, dinh dưỡng, thuốc men trong khoảng 2 tháng trước khi lên đường phó hội.
Năm 2010, ASIAD 16 tại Quảng Châu, Trung Quốc sẽ đi vào lịch sử là kỳ đại hội lớn nhất với 42 môn thể thao và rất đa dạng về nội dung thi đấu, trong đó có một số môn mới như nhào lộn (trampoline), ván trượt (roller-sports), cờ tướng, cờ vây và BMX (biểu diễn xe đạp X-Game).
Cách đây 4 năm, tại ASIAD lần thứ 15 diễn ra ở Doha (Qatar), Thể thao Việt Nam đã giành được 3 huy chương Vàng, 13 huy chương Bạc, 7 huy chương Đồng, xếp thứ 19 về số huy chương Vàng và đứng ở vị trí thứ 15/38 đoàn về tổng số huy chương (23 chiếc).
Ba tấm huy chương Vàng quý giá của Việt Nam đã thuộc về võ sĩ karatedo Vũ Thị Nguyệt Ánh ở hạng cân dưới 48kg nội dung đối kháng và cầu mây nữ ở nội dung đồng đội và đá đôi.
So với ASIAD 14 ở Busan, Hàn Quốc năm 2002, Việt Nam kém 1 huy chương Vàng, nhưng đó lại là thành tích không hề thụt lùi bởi ASIAD 15 được đánh giá khó khăn hơn nhiều, khi chỉ có tổng cộng 430 nội dung thi đấu nhưng nhiều môn là thế mạnh của Việt Nam lại không góp mặt.
Cho đến thời điểm này, dự kiến mục tiêu của đoàn Thể thao Việt Nam tại ASIAD lần thứ 16 là phấn đấu giành từ 4 đến 6 huy chương Vàng để đứng trong tốp 20 trên bảng tổng sắp huy chương đại hội.
Sẽ đi vào thực chất
Trong khi Thể thao Việt Nam dự tính gửi đến ASIAD 16 khoảng 450 người nhằm hướng tới mục tiêu giành từ 4-6 chiếc huy chương Vàng thì một số nước bạn như Philippines cũng đã nêu quyết tâm sẽ giành 10 huy chương Vàng, dù chỉ cử đi hơn 110 vận động viên. Indonesia có hơn 200 gương mặt thể thao dự ASIAD 16 và cũng đặt cho mình mục tiêu tương tự.
Không loại trừ khả năng Thể thao Việt Nam đặt ra cho mình số lượng huy chương Vàng dự kiến giành được ở ASIAD 16 khiêm tốn như vậy để giúp các vận động viên đang ở dạng tiềm năng đoạt huy chương không bị áp lực khi thi đấu, qua đó tạo nên bước ngoặt bất ngờ.
Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra, vì khi nhìn lại những sự kiện thể thao tầm cỡ khu vực và châu lục diễn ra gần đây, đoàn Thể thao Việt Nam luôn vượt chỉ tiêu số lượng huy chương đề ra.
Có thể lấy ví dụ, trước khi tham dự SEA Games 25 cuối năm 2009 tại Lào, Việt Nam đặt mục tiêu đứng thứ 3 toàn đoàn với số lượng từ 60-70 chiếc huy chương vàng thì khi kết thúc đại hội, Thể thao Việt Nam bất ngờ vươn lên đứng thứ 2 toàn đoàn (chỉ sau Thái Lan) với 215 huy chương các loại (trong đó có 83 huy chương vàng, 75 huy chương bạc, 57 huy chương đồng).
Hiện tại, tất cả những vận động viên trọng điểm của Thể thao Việt Nam đang tích cực tham gia những giải đấu cọ xát hoặc tham dự những đợt tập huấn cuối cùng để hoàn thiện kỹ năng và chiến thuật thi đấu.
Chuẩn bị cho Á vận hội, đội tuyển điền kinh gồm các vận động viên tiêu biểu của tổ cự ly ngắn, trung bình-dài như Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Nguyễn Đình Cương, Vũ Văn Huyện đang tập luyện dưới sự dẫn dẵn của ông thầy Gunter Lange.
Theo chuyên gia người Đức này, việc tập trung trên vùng cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng) là một trong những biện pháp nâng cao thành tích cho vận động viên hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp, nhất là vào thời điểm khi ASIAD đã cận kề.
Trong khi đó, đội tuyển judo Việt Nam gồm 4 võ sĩ Văn Ngọc Tú (hạng 48kg), Nguyễn Thị Lan (57kg), Hồ Ngân Giang (60kg) và Huỳnh Nhất Thống (60kg) đã lên đường sang Nhật Bản dự giải vô địch thế giới năm 2010 từ ngày 6/9. Đây là cơ hội vô cùng quý giá để Ban huấn luyện đội tuyển nhận diện đối thủ tại ASIAD 16.
Sau giải này, vào ngày 23/9, Văn Ngọc Tú và Nguyễn Thị Lan dự vòng loại Olympic 2012 tại Uzbekistan. Số vận động viên còn lại sẽ tham dự Giải vô địch judo Đông Nam Á diễn ra từ ngày 22 - 26/9 tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (Thành phố Hồ Chí Minh). Đến đầu tháng 10, 4 võ sĩ mạnh nhất chuẩn bị cho ASIAD 16 có chuyến tập huấn tại Nam Kinh (Trung Quốc), địa phương phát triển mạnh nhất phong trào judo của quốc gia này cho đến sát ngày lên thảm đấu...
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản và khoa học, người hâm mộ thể thao Việt Nam tin tưởng rằng, các tuyển thủ quốc gia sẽ hoàn thành chỉ tiêu đề ra và thậm chí còn nhiều hơn thế, mang vinh quang về cho Tổ quốc./.
Vũ Minh (Vietnam+)