Nhận lời mời của Thủ tướng Canada Stephen Harper, đồng Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh G20, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ 4 tại Toronto, Canada từ 25-28/6 tới.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và tham dự với cương vị Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN 2010.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới về cơ bản tiếp tục phục hồi nhanh hơn dự kiến nhưng không đồng đều giữa các nước và khu vực khác nhau.
Các nền kinh tế phát triển như Mỹ, khu vực châu Âu, Anh và Nhật Bản phục hồi tương đối chậm do phụ thuộc nhiều vào các chính sách, biện pháp của Chính phủ và phải đối mặt với nhiều thách thức, nhiều vấn đề chưa được giải quyết.
Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là ở khu vực châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam) phục hồi mạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng cao, là động lực chính cho sự phục hồi chung của nền kinh tế toàn cầu. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu đạt khoảng 4,2% năm nay và 4,3% năm 2011.
Thực tế hiện nay, kinh tế thế giới vẫn đang tồn tại nhiều thách thức lớn như nợ chính phủ của hầu hết các nền kinh tế lớn ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ tiếp tục tăng; tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng ở nhiều quốc gia; sự mất cân bằng toàn cầu vẫn tiếp diễn dù ở mức độ hạn chế hơn trước; trong đó, nổi bật là thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai ở Mỹ và khu vực đồng euro (trừ Đức) và tình trạng thặng dư ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đức; tăng trưởng nóng và lạm phát đang gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi.
Những thách thức này có thể làm đảo ngược tiến trình phục hồi vẫn đang bấp bênh của kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ 4 sẽ tập trung thảo luận việc thực hiện các khuyến nghị và quyết định được thông qua trong khuôn khổ G20 nhằm bảo đảm sự phục hồi và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế thế giới, dự kiến bao gồm những nội dung chính như hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện khuôn khổ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng; cơ chế triển khai các chính sách, khuyến nghị và quyết định của G20...
Hội nghị cũng bàn việc cải cách cơ cấu kinh tế nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn và đối phó, ngăn chặn các rủi ro hệ thống; thúc đẩy tự do hóa thương mại và vòng đàm phán Doha; tiếp tục đẩy mạnh cải cách các tổ chức tiền tệ và tài chính khu vực, quốc tế như IMF, WB, ADB... các vấn đề về tổ chức và phát triển thể chế G20...
Nhóm G20 được thành lập năm 1999, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998, họp thường niên ở cấp Bộ trưởng Tài chính để thảo luận các vấn đề kinh tế-tài chính toàn cầu giữa các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi.
Thành viên G20 gồm các nước G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, Italy), các nước BRIC (Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ) và các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Nam Phi, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ) và EU.
Quy mô của G20 chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế.
G20 đã họp Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên tại Washington (Mỹ), lần thứ hai tại London (Anh), lần thứ ba tại Pittsburgh (Mỹ) với nhất trí đưa G20 trở thành cơ chế nòng cốt trong giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ tư được tổ chức tại Toronto (Canada) sẽ thảo luận các nội dung quan trọng của kinh tế toàn cầu. Về tình hình và triển vọng kinh tế thế giới, các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ xem xét cả triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới, những thách thức như thâm hụt tài khóa, nợ chính phủ, thời điểm rút các gói kích thích kinh tế...
Hội nghị cũng thảo luận các nội dung như triển khai khuôn khổ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng (đã được thông qua tại Pittsburgh) và củng cố tài khóa; cải cách các thể chế tìa chính quốc tế; cải cách các quy định tài chính; thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư và chống chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy vòng đàm phán Doha.
Ngoài ra, Hội nghị Toronto cũng sẽ xem xét một số nội dung khác như phát triển xanh, chống trợ cấp năng lượng, một số vấn đề về phát triển...
Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Toronto lần này bao gồm đại diện các nước G20, các nước khách mời (Việt Nam, Malawi, Ethiopia, Tây Ban Nha và Hà Lan), các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, IMF, WB, ILO, UNDP, WTO...), Tổng Thư ký ASEAN tham dự hội nghị với tư cách là thành viên của đoàn Việt Nam - Chủ tịch ASEAN đương nhiệm.
Với tư cách đại diện của Việt Nam và Chủ tịch ASEAN 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Canada. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào một diễn đàn quốc tế lớn gồm những nền kinh tế mạnh nhất thế giới để bàn thảo các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Như vậy, Việt Nam sẽ đại diện cho các nước ASEAN đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và phát triển toàn cầu, quá trình xây dựng thể chế G20 và xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu phù hợp với lợi ích của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển; qua đó, khẳng định vai trò của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong cộng đồng quốc tế, đồng thời thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên G20, đặc biệt là các nước đối tác ưu tiên của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham gia tất cả các phiên thảo luận tại hội nghị với lãnh đạo các nước G20, và khách mời.
Bên lề hội nghị, dự kiến, Thủ tướng cũng sẽ có các hoạt động tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước tham dự hội nghị./.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và tham dự với cương vị Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN 2010.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới về cơ bản tiếp tục phục hồi nhanh hơn dự kiến nhưng không đồng đều giữa các nước và khu vực khác nhau.
Các nền kinh tế phát triển như Mỹ, khu vực châu Âu, Anh và Nhật Bản phục hồi tương đối chậm do phụ thuộc nhiều vào các chính sách, biện pháp của Chính phủ và phải đối mặt với nhiều thách thức, nhiều vấn đề chưa được giải quyết.
Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là ở khu vực châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam) phục hồi mạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng cao, là động lực chính cho sự phục hồi chung của nền kinh tế toàn cầu. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu đạt khoảng 4,2% năm nay và 4,3% năm 2011.
Thực tế hiện nay, kinh tế thế giới vẫn đang tồn tại nhiều thách thức lớn như nợ chính phủ của hầu hết các nền kinh tế lớn ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ tiếp tục tăng; tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng ở nhiều quốc gia; sự mất cân bằng toàn cầu vẫn tiếp diễn dù ở mức độ hạn chế hơn trước; trong đó, nổi bật là thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai ở Mỹ và khu vực đồng euro (trừ Đức) và tình trạng thặng dư ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đức; tăng trưởng nóng và lạm phát đang gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi.
Những thách thức này có thể làm đảo ngược tiến trình phục hồi vẫn đang bấp bênh của kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ 4 sẽ tập trung thảo luận việc thực hiện các khuyến nghị và quyết định được thông qua trong khuôn khổ G20 nhằm bảo đảm sự phục hồi và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế thế giới, dự kiến bao gồm những nội dung chính như hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện khuôn khổ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng; cơ chế triển khai các chính sách, khuyến nghị và quyết định của G20...
Hội nghị cũng bàn việc cải cách cơ cấu kinh tế nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn và đối phó, ngăn chặn các rủi ro hệ thống; thúc đẩy tự do hóa thương mại và vòng đàm phán Doha; tiếp tục đẩy mạnh cải cách các tổ chức tiền tệ và tài chính khu vực, quốc tế như IMF, WB, ADB... các vấn đề về tổ chức và phát triển thể chế G20...
Nhóm G20 được thành lập năm 1999, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998, họp thường niên ở cấp Bộ trưởng Tài chính để thảo luận các vấn đề kinh tế-tài chính toàn cầu giữa các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi.
Thành viên G20 gồm các nước G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, Italy), các nước BRIC (Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ) và các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Nam Phi, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ) và EU.
Quy mô của G20 chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế.
G20 đã họp Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên tại Washington (Mỹ), lần thứ hai tại London (Anh), lần thứ ba tại Pittsburgh (Mỹ) với nhất trí đưa G20 trở thành cơ chế nòng cốt trong giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ tư được tổ chức tại Toronto (Canada) sẽ thảo luận các nội dung quan trọng của kinh tế toàn cầu. Về tình hình và triển vọng kinh tế thế giới, các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ xem xét cả triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới, những thách thức như thâm hụt tài khóa, nợ chính phủ, thời điểm rút các gói kích thích kinh tế...
Hội nghị cũng thảo luận các nội dung như triển khai khuôn khổ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng (đã được thông qua tại Pittsburgh) và củng cố tài khóa; cải cách các thể chế tìa chính quốc tế; cải cách các quy định tài chính; thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư và chống chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy vòng đàm phán Doha.
Ngoài ra, Hội nghị Toronto cũng sẽ xem xét một số nội dung khác như phát triển xanh, chống trợ cấp năng lượng, một số vấn đề về phát triển...
Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Toronto lần này bao gồm đại diện các nước G20, các nước khách mời (Việt Nam, Malawi, Ethiopia, Tây Ban Nha và Hà Lan), các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, IMF, WB, ILO, UNDP, WTO...), Tổng Thư ký ASEAN tham dự hội nghị với tư cách là thành viên của đoàn Việt Nam - Chủ tịch ASEAN đương nhiệm.
Với tư cách đại diện của Việt Nam và Chủ tịch ASEAN 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Canada. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào một diễn đàn quốc tế lớn gồm những nền kinh tế mạnh nhất thế giới để bàn thảo các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Như vậy, Việt Nam sẽ đại diện cho các nước ASEAN đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và phát triển toàn cầu, quá trình xây dựng thể chế G20 và xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu phù hợp với lợi ích của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển; qua đó, khẳng định vai trò của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong cộng đồng quốc tế, đồng thời thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên G20, đặc biệt là các nước đối tác ưu tiên của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham gia tất cả các phiên thảo luận tại hội nghị với lãnh đạo các nước G20, và khách mời.
Bên lề hội nghị, dự kiến, Thủ tướng cũng sẽ có các hoạt động tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước tham dự hội nghị./.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)