Đoàn đại biểu Văn thư và Lưu trữ Việt Nam vừa tham dự Hội nghị ban chấp hành Chi nhánh Khu vực Đông Nam Á thuộc Hội đồng Lưu trữ Quốc tế (SARBICA) ở thủ đô Manila, Philippines, đồng thời thăm quan và khảo sát Cục Lưu trữ quốc gia của Philippines và Thái Lan trong các ngày 17-22/10.
Hội nghị SARBICA kỳ này được tổ chức trong bối cảnh công nghệ thông tin và công nghệ mới đang tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có công tác văn thư lưu trữ.
Điều này đòi hỏi các nước thành viên cần hợp tác liên kết toàn diện hơn nữa, đưa công tác lưu trữ theo hướng đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ mới để bảo quản, số hóa và cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ một cách nhanh chóng, chính xác.
Trong khuôn khổ của hội nghị (khai mạc ngày 17/10), đại biểu các nước khu vực còn tham gia hai ngày (18-19/10) hội thảo, tập trung vào chủ đề quản lý tài liệu điện tử, các chính sách và tiêu chuẩn cũng như chương trình chiến lược tạo lập, thu thập, tiếp cận và bảo quản tài liệu điện tử.
Microfilm đối với việc số hóa các tài liệu lưu trữ và vấn đề bản quyền cũng được đưa ra bàn luận để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
Sau khi tham dự hội nghị và thăm quan Cục Lưu trữ quốc gia Philippines, đoàn đã rời Manila sang Bangkok thăm và khảo sát Cục Lưu trữ quốc gia cùng một số địa danh khác của Thái Lan trong hai ngày 20-22/10, nhằm chia sẽ kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan.
Ông Hoàng Trường, Phó Cục trưởng Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước Bộ Nội vụ Việt Nam cho biết mục đích của Hội nghị SARBICA và các cuộc hội thảo lần này là bàn về nội dung liên kết với nhau, đẩy mạnh hợp tác nâng cao nghiệp vụ quản lý và triển khai ứng dụng tài liệu điện tử ở các nước thành viên.
Đề cập đến nhiệm vụ của ngành văn thư lưu trữ Việt Nam trong quá trình hội nhập, nhất là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng như thực hiện chỉ thị 05 của Thủ tướng năm 2007 về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, Phó Cục trưởng Hoàng Trường nói thêm: “Hoạt động đó là kênh để đoàn học hỏi kinh nghiệm về lưu trữ của Thái Lan, các nước khác trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới về bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ”./.
Hội nghị SARBICA kỳ này được tổ chức trong bối cảnh công nghệ thông tin và công nghệ mới đang tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có công tác văn thư lưu trữ.
Điều này đòi hỏi các nước thành viên cần hợp tác liên kết toàn diện hơn nữa, đưa công tác lưu trữ theo hướng đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ mới để bảo quản, số hóa và cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ một cách nhanh chóng, chính xác.
Trong khuôn khổ của hội nghị (khai mạc ngày 17/10), đại biểu các nước khu vực còn tham gia hai ngày (18-19/10) hội thảo, tập trung vào chủ đề quản lý tài liệu điện tử, các chính sách và tiêu chuẩn cũng như chương trình chiến lược tạo lập, thu thập, tiếp cận và bảo quản tài liệu điện tử.
Microfilm đối với việc số hóa các tài liệu lưu trữ và vấn đề bản quyền cũng được đưa ra bàn luận để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
Sau khi tham dự hội nghị và thăm quan Cục Lưu trữ quốc gia Philippines, đoàn đã rời Manila sang Bangkok thăm và khảo sát Cục Lưu trữ quốc gia cùng một số địa danh khác của Thái Lan trong hai ngày 20-22/10, nhằm chia sẽ kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan.
Ông Hoàng Trường, Phó Cục trưởng Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước Bộ Nội vụ Việt Nam cho biết mục đích của Hội nghị SARBICA và các cuộc hội thảo lần này là bàn về nội dung liên kết với nhau, đẩy mạnh hợp tác nâng cao nghiệp vụ quản lý và triển khai ứng dụng tài liệu điện tử ở các nước thành viên.
Đề cập đến nhiệm vụ của ngành văn thư lưu trữ Việt Nam trong quá trình hội nhập, nhất là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng như thực hiện chỉ thị 05 của Thủ tướng năm 2007 về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, Phó Cục trưởng Hoàng Trường nói thêm: “Hoạt động đó là kênh để đoàn học hỏi kinh nghiệm về lưu trữ của Thái Lan, các nước khác trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới về bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ”./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)