Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình bày Báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam trong phiên họp Thượng đỉnh Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra vào trung tuần tháng 9 tới.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 6049/VPCP- QHQT, trên cơ sở báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý về cơ bản nội dung của dự thảo Báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam dưới tên gọi "Việt Nam, kết quả 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chủ tịch nước và triển khai các khâu biên dịch, in ấn và công bố nội dung bản báo cáo trên trước thời điểm phiên họp Thượng đỉnh Đại hội đồng Liên hợp quốc khai mạc vào trung tuần tháng Chín tới.
Theo dự thảo báo cáo thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ 2010 của Việt Nam, tính đến năm 2010, nước ta đã đạt và vượt các tiêu chí như xóa bỏ nghèo cùng cực và thiếu đói; Phổ cập giáo dục tiểu học; Tăng cường bình đẳng giới; Đẩy lùi sốt rét và các loại bệnh dịch khác.
Dự thảo báo cáo nêu, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 2000-2010 đạt khoảng 7,2%. GDP bình quân đầu người năm 2010 khoảng 1.200 USD, gấp ba lần so với năm 2000.
Nội dung dự thảo báo cáo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp xây dựng cho biết, Việt Nam được xem là một ví dụ điển hình về sự thành công trong việc xóa đói và giảm nghèo với việc đã đạt “Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ giảm 1/2 tỷ lệ nghèo” ngay từ năm 2002 (giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002).
Tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm xuống còn 14,5% vào năm 2008. Giảm nghèo diễn ra ở tất cả các nhóm dân cư, thành thị, nông thôn, dân tộc Kinh, các dân tộc thiểu số, và ở các vùng địa lý.
Việt Nam đã có những nỗ lực quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo với một số nhóm xã hội đặc biệt như đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo ở các vùng có điều kiện khó khăn với việc triển khai các Chương trình 135 (phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi) và Chương trình 134 (hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn).
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 71 tuổi năm 2002 lên 74,3 tuổi năm 2007. Thu nhập thực tế của mỗi người dân sau 10 năm tăng gấp 3,5 lần..../.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 6049/VPCP- QHQT, trên cơ sở báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý về cơ bản nội dung của dự thảo Báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam dưới tên gọi "Việt Nam, kết quả 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chủ tịch nước và triển khai các khâu biên dịch, in ấn và công bố nội dung bản báo cáo trên trước thời điểm phiên họp Thượng đỉnh Đại hội đồng Liên hợp quốc khai mạc vào trung tuần tháng Chín tới.
Theo dự thảo báo cáo thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ 2010 của Việt Nam, tính đến năm 2010, nước ta đã đạt và vượt các tiêu chí như xóa bỏ nghèo cùng cực và thiếu đói; Phổ cập giáo dục tiểu học; Tăng cường bình đẳng giới; Đẩy lùi sốt rét và các loại bệnh dịch khác.
Dự thảo báo cáo nêu, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 2000-2010 đạt khoảng 7,2%. GDP bình quân đầu người năm 2010 khoảng 1.200 USD, gấp ba lần so với năm 2000.
Nội dung dự thảo báo cáo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp xây dựng cho biết, Việt Nam được xem là một ví dụ điển hình về sự thành công trong việc xóa đói và giảm nghèo với việc đã đạt “Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ giảm 1/2 tỷ lệ nghèo” ngay từ năm 2002 (giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002).
Tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm xuống còn 14,5% vào năm 2008. Giảm nghèo diễn ra ở tất cả các nhóm dân cư, thành thị, nông thôn, dân tộc Kinh, các dân tộc thiểu số, và ở các vùng địa lý.
Việt Nam đã có những nỗ lực quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo với một số nhóm xã hội đặc biệt như đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo ở các vùng có điều kiện khó khăn với việc triển khai các Chương trình 135 (phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi) và Chương trình 134 (hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn).
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 71 tuổi năm 2002 lên 74,3 tuổi năm 2007. Thu nhập thực tế của mỗi người dân sau 10 năm tăng gấp 3,5 lần..../.
(TTXVN/Vietnam+)