Ngày 31/8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đã ký kết thỏa thuận hợp tác giáo dục năm 2010.
Theo thỏa thuận, năm 2010, phía Việt Nam tiếp nhận 130 lưu học sinh Campuchia sang học trình độ đại học, sau đại học, thực tập, nghiên cứu và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, dự bị tiếng Việt vào đại học và một số lĩnh vực khác.
Campuchia tiếp nhận 10 lưu học sinh Việt Nam sang học đại học hệ chính quy và 20 cán bộ sang học tiếng Khmer trong thời gian hai năm.
Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận lưu học sinh Campuchia sang học tập ở các trình độ bằng kinh phí tự túc hay nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ Vương quốc Campuchia.
Việt Nam và Campuchia sẽ cử các đoàn công tác sang hai nước để trao đổi hợp tác về giáo dục và kiểm tra tình hình học tập của lưu học sinh.
Bên cạnh đó, hai nước ủng hộ việc hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục giữa Thủ đô Phnom Penh và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh khác có chung đường biên giới Việt Nam-Campuchia; khuyến khích việc trao đổi các tài liệu, tạp chí, tập san giáo dục của ngành mà mỗi bên xuất bản được.
Trong giai đoạn 2006-2010, kế hoạch hợp tác giữa hai phía Việt Nam-Campuchia đã được triển khai nghiêm túc. Chất lượng đào tạo được quan tâm, công tác quản lý lưu học sinh trong các cơ sở đào tạo đảm bảo tốt, an toàn.
Một số cơ sở có nhiều lưu học sinh Campuchia đã liên hệ thường xuyên với Đại sứ quán Campuchia để trao đổi về tình hình học tập, ăn ở, sinh hoạt của sinh viên./.
Theo thỏa thuận, năm 2010, phía Việt Nam tiếp nhận 130 lưu học sinh Campuchia sang học trình độ đại học, sau đại học, thực tập, nghiên cứu và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, dự bị tiếng Việt vào đại học và một số lĩnh vực khác.
Campuchia tiếp nhận 10 lưu học sinh Việt Nam sang học đại học hệ chính quy và 20 cán bộ sang học tiếng Khmer trong thời gian hai năm.
Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận lưu học sinh Campuchia sang học tập ở các trình độ bằng kinh phí tự túc hay nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ Vương quốc Campuchia.
Việt Nam và Campuchia sẽ cử các đoàn công tác sang hai nước để trao đổi hợp tác về giáo dục và kiểm tra tình hình học tập của lưu học sinh.
Bên cạnh đó, hai nước ủng hộ việc hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục giữa Thủ đô Phnom Penh và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh khác có chung đường biên giới Việt Nam-Campuchia; khuyến khích việc trao đổi các tài liệu, tạp chí, tập san giáo dục của ngành mà mỗi bên xuất bản được.
Trong giai đoạn 2006-2010, kế hoạch hợp tác giữa hai phía Việt Nam-Campuchia đã được triển khai nghiêm túc. Chất lượng đào tạo được quan tâm, công tác quản lý lưu học sinh trong các cơ sở đào tạo đảm bảo tốt, an toàn.
Một số cơ sở có nhiều lưu học sinh Campuchia đã liên hệ thường xuyên với Đại sứ quán Campuchia để trao đổi về tình hình học tập, ăn ở, sinh hoạt của sinh viên./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)