Thực hiện thỏa thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam và Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan Yingluck Shinawatra sẽ đồng chủ trì cuộc họp nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội ngày 27/10 tới.
Kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp. Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Vương quốc Thái Lan cả trên phương diện song phương và ở cấp độ khu vực, vì lợi ích của hai dân tộc, cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Năm 2011, hai nước đã kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa. Hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc các cấp. Nhiều cơ chế hợp tác đã được hai nước thông qua và hoạt động có hiệu quả như: Ủy ban chung về hợp tác thương mại; cuộc họp nội các chung hai nước; Tiểu ban chung về hợp tác an ninh chính trị và c ơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao. Ngoài ra, hai nước luôn hỗ trợ nhau trong các khuôn khổ hợp tác khu vực, tiểu khu vực cũng như tại các diễn đàn quốc tế.
Thực tế trong thời gian qua, việc trao đổi hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thể thao, du lịch, an ninh, quốc phòng và phòng chống tội phạm đã luôn được củng cố và tăng cường. Nhiều hiệp định quan trọng đã được ký kết giữa hai nước.
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước đang trên đà phát triển. Kim ngạch thương mại Việt-Thái năm 2011 đạt gần 8,2 tỷ USD. Riêng 9 tháng của năm nay, con số này đạt gần 6,2 tỷ USD. Việt Nam là bạn hàng nhập khẩu thứ 9 và là đối tác xuất khẩu thứ 17 của Thái Lan với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sắt thép, máy tính, linh kiện điện tử, thủy sản. Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm xăng dầu, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy, chất dẻo nguyên liệu...
Tính đến hết tháng 9 năm nay, Thái Lan có 292 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 6 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Vốn đầu tư của Thái Lan tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (144 dự án); nông lâm nghiệp, thủy sản (23 dự án); xây dựng, dịch vụ lưu trú...
Đến nay, Việt Nam mới có 7 dự án đầu tư sang Thái Lan với tổng số vốn đầu tư gần 12 triệu USD, đứng thứ 27/55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư của Việt Nam và tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng, đồ dùng gia đình, du lịch...
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo được hai nước chú trọng trong thời gian qua và đã đạt được những kết quả đáng mừng, nhất là trong việc cung cấp học bổng và hỗ trợ nhau trong việc dạy tiếng Thái và tiếng Việt ở mỗi nước. Hàng năm, Thái Lan cung cấp học bổng thạc sỹ, tiến sỹ và tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, hội nghị, hội thảo cho các học viên Việt Nam. Ngoài ra, hai nước còn hợp tác hợp tác tổ chức chương trình giao lưu thanh niên luân phiên tại Thái Lan và Việt Nam từ 2009 đến nay.
Cuộc họp nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 1 tổ chức tại thành phố Đà Nẵng và Nakhon Phanom (Thái Lan) năm 2004. Trong cuộc họp, hai bên đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ hai nước trong các lĩnh vực chính trị-an ninh, văn hóa-xã hội, kinh tế. Riêng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, hai bên cam kết hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực thương mại, tăng cường hợp tác về gạo, nhất trí đẩy mạnh đầu tư hai nước...
Nhân cuộc họp này, hai bên đã ký 10 văn kiện hợp tác, trong đó có Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Thái Lan trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 và Hiệp định khung về hợp tác kinh tế.
Cuộc họp nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 2 sẽ đánh giá việc thực hiện những thỏa thuận đạt được tại cuộc họp nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 1; trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cũng quan tâm và các biện pháp tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới./.
Kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp. Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Vương quốc Thái Lan cả trên phương diện song phương và ở cấp độ khu vực, vì lợi ích của hai dân tộc, cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Năm 2011, hai nước đã kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa. Hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc các cấp. Nhiều cơ chế hợp tác đã được hai nước thông qua và hoạt động có hiệu quả như: Ủy ban chung về hợp tác thương mại; cuộc họp nội các chung hai nước; Tiểu ban chung về hợp tác an ninh chính trị và c ơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao. Ngoài ra, hai nước luôn hỗ trợ nhau trong các khuôn khổ hợp tác khu vực, tiểu khu vực cũng như tại các diễn đàn quốc tế.
Thực tế trong thời gian qua, việc trao đổi hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thể thao, du lịch, an ninh, quốc phòng và phòng chống tội phạm đã luôn được củng cố và tăng cường. Nhiều hiệp định quan trọng đã được ký kết giữa hai nước.
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước đang trên đà phát triển. Kim ngạch thương mại Việt-Thái năm 2011 đạt gần 8,2 tỷ USD. Riêng 9 tháng của năm nay, con số này đạt gần 6,2 tỷ USD. Việt Nam là bạn hàng nhập khẩu thứ 9 và là đối tác xuất khẩu thứ 17 của Thái Lan với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sắt thép, máy tính, linh kiện điện tử, thủy sản. Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm xăng dầu, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy, chất dẻo nguyên liệu...
Tính đến hết tháng 9 năm nay, Thái Lan có 292 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 6 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Vốn đầu tư của Thái Lan tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (144 dự án); nông lâm nghiệp, thủy sản (23 dự án); xây dựng, dịch vụ lưu trú...
Đến nay, Việt Nam mới có 7 dự án đầu tư sang Thái Lan với tổng số vốn đầu tư gần 12 triệu USD, đứng thứ 27/55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư của Việt Nam và tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng, đồ dùng gia đình, du lịch...
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo được hai nước chú trọng trong thời gian qua và đã đạt được những kết quả đáng mừng, nhất là trong việc cung cấp học bổng và hỗ trợ nhau trong việc dạy tiếng Thái và tiếng Việt ở mỗi nước. Hàng năm, Thái Lan cung cấp học bổng thạc sỹ, tiến sỹ và tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, hội nghị, hội thảo cho các học viên Việt Nam. Ngoài ra, hai nước còn hợp tác hợp tác tổ chức chương trình giao lưu thanh niên luân phiên tại Thái Lan và Việt Nam từ 2009 đến nay.
Cuộc họp nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 1 tổ chức tại thành phố Đà Nẵng và Nakhon Phanom (Thái Lan) năm 2004. Trong cuộc họp, hai bên đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ hai nước trong các lĩnh vực chính trị-an ninh, văn hóa-xã hội, kinh tế. Riêng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, hai bên cam kết hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực thương mại, tăng cường hợp tác về gạo, nhất trí đẩy mạnh đầu tư hai nước...
Nhân cuộc họp này, hai bên đã ký 10 văn kiện hợp tác, trong đó có Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Thái Lan trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 và Hiệp định khung về hợp tác kinh tế.
Cuộc họp nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 2 sẽ đánh giá việc thực hiện những thỏa thuận đạt được tại cuộc họp nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 1; trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cũng quan tâm và các biện pháp tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới./.
(TTXVN)