365 ngày “gồng mình” với những khó khăn "hậu" khủng hoảng, Việt Nam cũng đã “về đích” 2010 với niềm lạc quan ngăn chặn được suy giảm, phục hồi kinh tế với mức tăng trưởng GDP đạt 6,78%, vượt kế hoạch đề ra và cao hơn nhiều so với năm 2009.
Tuy nhiên, những thách thức với một nền kinh tế mới phục hồi vẫn tiếp tục “đeo bám” khi bước sang ngưỡng cửa năm mới!
Những “gam màu lạc quan”
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, cùng với chỉ tiêu tăng trưởng GDP vượt kế hoạch đề ra, các cân đối vĩ mô quan trọng khác như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu chi ngân sách… đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp những “gam sáng” rõ nét vào “bức tranh” kinh tế-xã hội 2010.
Cụ thể, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 đạt gần 233.000 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009. Sản lượng lúa cả năm 2010 đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn do tăng cả diện tích và năng suất.
Hòa nhịp phục hồi, công nghiệp đã lấy lại được đà tăng trưởng của những năm trước khủng khoảng với giá trị sản xuất đạt gần 794.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009. Đặc biệt, cơ cấu sản xuất công nghiệp đã thay đổi tích cực theo hướng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 90%) và giảm dần công nghiệp khai thác tài nguyên.
Ngành công nghiệp cũng lập kỳ tích khi đưa tổ máy 1 của Thủy điện Sơn La và Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào hoạt động, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Về đích sớm nhất, xuất khẩu hàng hóa có một năm “trúng giá” với kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, vượt trên 10 tỷ USD so với kế hoạch và tăng 25,5% so với năm 2009.
Đặc biệt, Việt Nam đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 6 mặt hàng so với năm 2009. Lần đầu tiên, dệt may đạt trên 11 tỷ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính. Thủy sản, da giày đã vượt dầu thô “soán ngôi” top 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Nhờ kiểm soát chặt nhập khẩu và “thắng lợi” của xuất khẩu, nhập siêu hàng hóa đã giảm hơn 5% và bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cũng tăng trên 29%, góp phần khống chế nhập siêu dịch giảm hơn 24% và bằng 11,5% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
Cùng với sự phục hồi của các ngành kinh tế, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2010 sẽ vượt 12,7% so với dự toán và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và góp phần giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra.
Ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng điểm khởi sắc đáng ghi nhận là trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều khó khăn nhưng Chính phủ vẫn dành nguồn lực lớn cho những mục tiêu an sinh xã hội. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 9,5% (thấp hơn 1,85% so với năm 2009); 1,6 triệu việc làm mới được tạo ra và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1,37 triệu đồng/tháng, tăng 8,9%.
Những “gam tối” đáng ngại
Trung tuần tháng 12 vừa qua, Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor's Ratings Services vừa tuyên bố cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Việt Nam, đồng thời đặt triển vọng của điểm số tín nhiệm mới này ở ngưỡng “tiêu cực”- ngưỡng mà Việt Nam có khả năng tiếp tục bị cắt giảm điểm tín nhiệm trong thời gian tới nếu không có những chuyển biến tích cực.
Trước đó, Hãng định mức tín nhiệm khác là Moody’s Investors Service cũng đánh tụt 1 điểm tín nhiệm nợ công của Việt Nam dựa trên tình hình lạm phát, thâm hụt cán cân vãng lai và vụ Vinashin…
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành khẳng định rằng việc đánh giá này khá khách quan và phản ánh “trúng" chỗ yếu của nền kinh tế Việt Nam.
Lạm phát cả năm đã “vọt” lên mức hai con số là 11,75%, bỏ xa mục tiêu ban đầu do Quốc hội thông qua là 7% và mục tiêu sau khi Chính phủ điều chỉnh là 8%. Điều đáng lưu ý, lạm phát năm 2010 của Việt Nam là sự tổng hợp phức tạp của tất cả năm dạng gồm tiền tệ, chi phí đẩy, cầu kéo, cơ cấu và tâm lý.
Số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy trong khi tăng trưởng GDP cả năm ở mức 6,78%, tổng phương tiện thanh toán tăng trên 25% và tăng trưởng tín dụng tăng gần 30% (vượt xa chỉ tiêu cho phép).
Đúng như nhận xét của Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Võ Trí Thành, với đặc thù “cơ thể” kinh tế hiện chưa thể “hấp thụ” vốn hiệu quả, việc tăng cung tiền đã đẩy đồng Việt Nam mất giá cao hơn nhiều so với các đồng tiền khác, dẫn tới “vòng xoáy” USD và vàng…
Bên cạnh đó, với đặc điểm là nước nhập siêu, khi tăng cung tiền đồng, giá tiền đồng sẽ mất giá so với USD, dẫn tới vòng xoáy lạm phát và nhập siêu tăng cao.
Về tài khóa, thu ngân sách năm 2010 dự kiến đạt 480.000 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm 2009. Ngân sách tăng cao nhưng vẫn bội chi cho thấy vấn đề lạm phát không phải chỉ nằm ở chính sách tiền tệ. Tiền được đẩy vào các dự án mà chưa thể đánh giá ngay được hiệu quả kinh tế.
Đáng lo ngại hơn là trong hàng trăm nghìn tỷ đồng đẩy ra, tỷ lệ rò rỉ ngân sách được các bộ, ngành chức năng báo cáo trước Quốc hội trong nhiều kỳ họp gần đây là từ 10-30%. Đây chính là tác nhân mạnh đẩy lạm phát tăng cao và là “lỗi” của cơ chế quản lý, giám sát chi tiêu ngân sách, chuyên gia Bùi Kiến Thành cảnh báo.
Trong khi việc phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chưa hiệu quả, cách thức điều hành tỷ giá VND/USD chưa linh hoạt, không theo thị trường đã đẩy chênh lệch tỷ giá thị trường và tỷ giá ngân hàng lên tới gần 10% (2.000 đồng), điều chưa từng có trong vòng 15 năm trở lại đây. Điều này đã làm cho lòng tin của người dân vào đồng nội tệ bị giảm sút, tạo ra vòng xoáy găm giữ USD, tạo áp lực tăng giá đồng USD và gây bất lợi cho nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, việc chống lạm phát cao đã “phó mặc” cho chính sách tiền tệ giải quyết; khiến cho gánh nặng lãi suất từ 18-20% đè lên doanh nghiệp. Trong khi đó, nếu áp dụng chính sách tài khóa linh hoạt theo hướng cắt giảm chi tiêu công thì tình hình sẽ không khó khăn như thời gian vừa qua, ông Bùi Kiến Thành khẳng định.
Chất lượng tăng trưởng là mục tiêu số 1
Năm 2011, Chính phủ đã đề ra mục tiêu tổng quát, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát ở mức 7%; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7,5% gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội…
Chính phủ cũng đã đề ra sáu nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp đồng bộ đi kèm nhằm quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra.
Về tính khả thi của chỉ tiêu tăng trưởng năm 2011, ông Trần Xuân Giá cho rằng mặc dù tăng trưởng là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam nhưng cốt lõi vẫn nằm ở chất lượng tăng trưởng; tăng trưởng về chất lượng sẽ đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định, người dân tăng được thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên.
Theo dự báo của Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa Phương (MIGA)-Ngân hàng Thế giới, năm 2011, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng khoảng 20%; trong đó dòng tiền “nóng” từ các nền kinh tế lớn trên thế giới như EU, Nhật Bản, Mỹ sẽ “đổ” trực tiếp vào các nước đang phát triển như Việt Nam. Cùng với FDI, dòng kiều hối và đầu tư gián tiếp nước ngoài được dự báo cũng sẽ đổ vào Việt Nam qua các kênh chứng khoán, bất động sản…
Vấn đề đáng lưu tâm hơn nữa là các cơ quan chức năng phải sớm có các giải pháp chủ động để phát huy được những mặt tích cực của dòng vốn "nóng," đồng thời không để dòng vốn này "chảy ngược" khỏi Việt Nam. Bài học năm 1997 vẫn còn nguyên giá trị bởi “vào nhanh thì cũng ra nhanh,” ông Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo.
Ông Thành cũng cho rằng với những dự báo không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới cộng với những hạn chế bất lợi của mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay, nếu Chính sách tiền tệ và tài khóa năm 2011 vẫn bị động, thiếu nhất quán như năm 2010, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 7% sẽ khó thực hiện. Vì vậy, ngay từ bây giờ, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng nâng cao năng lực giám sát, điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước cần “ngồi lại” để bàn bạc, đưa ra các giải pháp dựa trên sự rút kinh nghiệm trong năm 2010.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm lại cho rằng cần phải có sự hợp sức của nhiều bộ, ngành để triển khai giải pháp ổn định thị trường tiền tệ năm 2011. Đầu tiên là phải có các giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức thấp ngay từ những tháng đầu năm để phấn đấu đạt mục tiêu lạm phát cả năm không quá 7%. Đây là điều kiện cơ bản để ổn định và giảm dần lãi suất thị trường.
Năm 2011 đã đến rất gần. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô cũng đã được đề ra. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, giải pháp hết sức quan trọng với Việt Nam là kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát để giúp tăng trưởng tốt trong dài hạn. Đây phải là tư duy nhất quán, thường trực trong điều hành.
“Không thể lơ mơ giữa đánh đổi tăng trưởng lấy bất ổn; đánh đổi bất ổn cho tăng trưởng,” tiến sõ Võ Trí Thành nhấn mạnh./.
Tuy nhiên, những thách thức với một nền kinh tế mới phục hồi vẫn tiếp tục “đeo bám” khi bước sang ngưỡng cửa năm mới!
Những “gam màu lạc quan”
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, cùng với chỉ tiêu tăng trưởng GDP vượt kế hoạch đề ra, các cân đối vĩ mô quan trọng khác như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu chi ngân sách… đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp những “gam sáng” rõ nét vào “bức tranh” kinh tế-xã hội 2010.
Cụ thể, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 đạt gần 233.000 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009. Sản lượng lúa cả năm 2010 đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn do tăng cả diện tích và năng suất.
Hòa nhịp phục hồi, công nghiệp đã lấy lại được đà tăng trưởng của những năm trước khủng khoảng với giá trị sản xuất đạt gần 794.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009. Đặc biệt, cơ cấu sản xuất công nghiệp đã thay đổi tích cực theo hướng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 90%) và giảm dần công nghiệp khai thác tài nguyên.
Ngành công nghiệp cũng lập kỳ tích khi đưa tổ máy 1 của Thủy điện Sơn La và Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào hoạt động, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Về đích sớm nhất, xuất khẩu hàng hóa có một năm “trúng giá” với kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, vượt trên 10 tỷ USD so với kế hoạch và tăng 25,5% so với năm 2009.
Đặc biệt, Việt Nam đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 6 mặt hàng so với năm 2009. Lần đầu tiên, dệt may đạt trên 11 tỷ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính. Thủy sản, da giày đã vượt dầu thô “soán ngôi” top 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Nhờ kiểm soát chặt nhập khẩu và “thắng lợi” của xuất khẩu, nhập siêu hàng hóa đã giảm hơn 5% và bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cũng tăng trên 29%, góp phần khống chế nhập siêu dịch giảm hơn 24% và bằng 11,5% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
Cùng với sự phục hồi của các ngành kinh tế, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2010 sẽ vượt 12,7% so với dự toán và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và góp phần giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra.
Ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng điểm khởi sắc đáng ghi nhận là trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều khó khăn nhưng Chính phủ vẫn dành nguồn lực lớn cho những mục tiêu an sinh xã hội. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 9,5% (thấp hơn 1,85% so với năm 2009); 1,6 triệu việc làm mới được tạo ra và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1,37 triệu đồng/tháng, tăng 8,9%.
Những “gam tối” đáng ngại
Trung tuần tháng 12 vừa qua, Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor's Ratings Services vừa tuyên bố cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Việt Nam, đồng thời đặt triển vọng của điểm số tín nhiệm mới này ở ngưỡng “tiêu cực”- ngưỡng mà Việt Nam có khả năng tiếp tục bị cắt giảm điểm tín nhiệm trong thời gian tới nếu không có những chuyển biến tích cực.
Trước đó, Hãng định mức tín nhiệm khác là Moody’s Investors Service cũng đánh tụt 1 điểm tín nhiệm nợ công của Việt Nam dựa trên tình hình lạm phát, thâm hụt cán cân vãng lai và vụ Vinashin…
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành khẳng định rằng việc đánh giá này khá khách quan và phản ánh “trúng" chỗ yếu của nền kinh tế Việt Nam.
Lạm phát cả năm đã “vọt” lên mức hai con số là 11,75%, bỏ xa mục tiêu ban đầu do Quốc hội thông qua là 7% và mục tiêu sau khi Chính phủ điều chỉnh là 8%. Điều đáng lưu ý, lạm phát năm 2010 của Việt Nam là sự tổng hợp phức tạp của tất cả năm dạng gồm tiền tệ, chi phí đẩy, cầu kéo, cơ cấu và tâm lý.
Số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy trong khi tăng trưởng GDP cả năm ở mức 6,78%, tổng phương tiện thanh toán tăng trên 25% và tăng trưởng tín dụng tăng gần 30% (vượt xa chỉ tiêu cho phép).
Đúng như nhận xét của Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Võ Trí Thành, với đặc thù “cơ thể” kinh tế hiện chưa thể “hấp thụ” vốn hiệu quả, việc tăng cung tiền đã đẩy đồng Việt Nam mất giá cao hơn nhiều so với các đồng tiền khác, dẫn tới “vòng xoáy” USD và vàng…
Bên cạnh đó, với đặc điểm là nước nhập siêu, khi tăng cung tiền đồng, giá tiền đồng sẽ mất giá so với USD, dẫn tới vòng xoáy lạm phát và nhập siêu tăng cao.
Về tài khóa, thu ngân sách năm 2010 dự kiến đạt 480.000 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm 2009. Ngân sách tăng cao nhưng vẫn bội chi cho thấy vấn đề lạm phát không phải chỉ nằm ở chính sách tiền tệ. Tiền được đẩy vào các dự án mà chưa thể đánh giá ngay được hiệu quả kinh tế.
Đáng lo ngại hơn là trong hàng trăm nghìn tỷ đồng đẩy ra, tỷ lệ rò rỉ ngân sách được các bộ, ngành chức năng báo cáo trước Quốc hội trong nhiều kỳ họp gần đây là từ 10-30%. Đây chính là tác nhân mạnh đẩy lạm phát tăng cao và là “lỗi” của cơ chế quản lý, giám sát chi tiêu ngân sách, chuyên gia Bùi Kiến Thành cảnh báo.
Trong khi việc phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chưa hiệu quả, cách thức điều hành tỷ giá VND/USD chưa linh hoạt, không theo thị trường đã đẩy chênh lệch tỷ giá thị trường và tỷ giá ngân hàng lên tới gần 10% (2.000 đồng), điều chưa từng có trong vòng 15 năm trở lại đây. Điều này đã làm cho lòng tin của người dân vào đồng nội tệ bị giảm sút, tạo ra vòng xoáy găm giữ USD, tạo áp lực tăng giá đồng USD và gây bất lợi cho nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, việc chống lạm phát cao đã “phó mặc” cho chính sách tiền tệ giải quyết; khiến cho gánh nặng lãi suất từ 18-20% đè lên doanh nghiệp. Trong khi đó, nếu áp dụng chính sách tài khóa linh hoạt theo hướng cắt giảm chi tiêu công thì tình hình sẽ không khó khăn như thời gian vừa qua, ông Bùi Kiến Thành khẳng định.
Chất lượng tăng trưởng là mục tiêu số 1
Năm 2011, Chính phủ đã đề ra mục tiêu tổng quát, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát ở mức 7%; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7,5% gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội…
Chính phủ cũng đã đề ra sáu nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp đồng bộ đi kèm nhằm quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra.
Về tính khả thi của chỉ tiêu tăng trưởng năm 2011, ông Trần Xuân Giá cho rằng mặc dù tăng trưởng là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam nhưng cốt lõi vẫn nằm ở chất lượng tăng trưởng; tăng trưởng về chất lượng sẽ đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định, người dân tăng được thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên.
Theo dự báo của Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa Phương (MIGA)-Ngân hàng Thế giới, năm 2011, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng khoảng 20%; trong đó dòng tiền “nóng” từ các nền kinh tế lớn trên thế giới như EU, Nhật Bản, Mỹ sẽ “đổ” trực tiếp vào các nước đang phát triển như Việt Nam. Cùng với FDI, dòng kiều hối và đầu tư gián tiếp nước ngoài được dự báo cũng sẽ đổ vào Việt Nam qua các kênh chứng khoán, bất động sản…
Vấn đề đáng lưu tâm hơn nữa là các cơ quan chức năng phải sớm có các giải pháp chủ động để phát huy được những mặt tích cực của dòng vốn "nóng," đồng thời không để dòng vốn này "chảy ngược" khỏi Việt Nam. Bài học năm 1997 vẫn còn nguyên giá trị bởi “vào nhanh thì cũng ra nhanh,” ông Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo.
Ông Thành cũng cho rằng với những dự báo không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới cộng với những hạn chế bất lợi của mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay, nếu Chính sách tiền tệ và tài khóa năm 2011 vẫn bị động, thiếu nhất quán như năm 2010, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 7% sẽ khó thực hiện. Vì vậy, ngay từ bây giờ, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng nâng cao năng lực giám sát, điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước cần “ngồi lại” để bàn bạc, đưa ra các giải pháp dựa trên sự rút kinh nghiệm trong năm 2010.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm lại cho rằng cần phải có sự hợp sức của nhiều bộ, ngành để triển khai giải pháp ổn định thị trường tiền tệ năm 2011. Đầu tiên là phải có các giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức thấp ngay từ những tháng đầu năm để phấn đấu đạt mục tiêu lạm phát cả năm không quá 7%. Đây là điều kiện cơ bản để ổn định và giảm dần lãi suất thị trường.
Năm 2011 đã đến rất gần. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô cũng đã được đề ra. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, giải pháp hết sức quan trọng với Việt Nam là kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát để giúp tăng trưởng tốt trong dài hạn. Đây phải là tư duy nhất quán, thường trực trong điều hành.
“Không thể lơ mơ giữa đánh đổi tăng trưởng lấy bất ổn; đánh đổi bất ổn cho tăng trưởng,” tiến sõ Võ Trí Thành nhấn mạnh./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)