Chiều 15/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 với chủ đề "Bình đẳng giới và Phát triển."
Ông Sudhir Shetty, đồng tác giả của Nhóm Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 cho biết Khu vực Đông Á Thái Bình Dương; trong đó có Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng về bình đẳng giới, tuy nhiên vẫn còn những thách thức về kinh tế và xã hội.
Vì vậy, Việt Nam cần có những giải pháp, chính sách để giải quyết các thách thức trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển biến từ nhóm thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển nói chung cần tập trung vào lĩnh vực bất bình đẳng giới, trong đó tiềm năng lợi ích về phát triển là lớn nhất.
Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 chỉ ra rằng, sự khác biệt tồi tệ nhất là tỷ lệ tử vong ở trẻ em gái và phụ nữ cao hơn so với nam giới ở các nước đang phát triển. Mỗi năm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, ước tính có tới 3,9 triệu phụ nữ tử vong. Khoảng hai phần năm trong số đó chưa từng được sinh ra do sở thích có con trai, một phần sáu tử vong khi còn thơ ấu và trên một phần qua đời trong độ tuổi sinh sản.
Để đảm bảo tiến bộ về bình đẳng giới, cộng đồng quốc tế cần tập trung ưu tiên giải quyết vấn đề tỷ lệ tử vong cao của phụ nữ và trẻ em gái, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục (lĩnh vực còn phổ biến tình trạng bất bình đẳng giới); hạn chế bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội kinh tế và hệ quả là bất bình đẳng trong thu nhập và năng suất lao động giữa nam và nữ; giảm bất bình đẳng giới về vai trò trong gia đình và xã hội; hạn chế sự tiếp diễn của tình trạng bất bình đẳng giới từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 khuyến cáo, các quốc gia cần có giải pháp tập trung và lâu bền để đem lại bình đẳng giới như giảm tỷ lệ tử vong mẹ, bổ sung tài chính cho các vấn đề xã hội, môi trường, tăng khả năng tiếp cận cơ hội kinh tế đối với phụ nữ...
Mỗi quốc gia cũng cần xác định ưu tiên cho những tồn tại này để giải quyết đồng thời hay từng bước một./.
Ông Sudhir Shetty, đồng tác giả của Nhóm Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 cho biết Khu vực Đông Á Thái Bình Dương; trong đó có Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng về bình đẳng giới, tuy nhiên vẫn còn những thách thức về kinh tế và xã hội.
Vì vậy, Việt Nam cần có những giải pháp, chính sách để giải quyết các thách thức trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển biến từ nhóm thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển nói chung cần tập trung vào lĩnh vực bất bình đẳng giới, trong đó tiềm năng lợi ích về phát triển là lớn nhất.
Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 chỉ ra rằng, sự khác biệt tồi tệ nhất là tỷ lệ tử vong ở trẻ em gái và phụ nữ cao hơn so với nam giới ở các nước đang phát triển. Mỗi năm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, ước tính có tới 3,9 triệu phụ nữ tử vong. Khoảng hai phần năm trong số đó chưa từng được sinh ra do sở thích có con trai, một phần sáu tử vong khi còn thơ ấu và trên một phần qua đời trong độ tuổi sinh sản.
Để đảm bảo tiến bộ về bình đẳng giới, cộng đồng quốc tế cần tập trung ưu tiên giải quyết vấn đề tỷ lệ tử vong cao của phụ nữ và trẻ em gái, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục (lĩnh vực còn phổ biến tình trạng bất bình đẳng giới); hạn chế bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội kinh tế và hệ quả là bất bình đẳng trong thu nhập và năng suất lao động giữa nam và nữ; giảm bất bình đẳng giới về vai trò trong gia đình và xã hội; hạn chế sự tiếp diễn của tình trạng bất bình đẳng giới từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 khuyến cáo, các quốc gia cần có giải pháp tập trung và lâu bền để đem lại bình đẳng giới như giảm tỷ lệ tử vong mẹ, bổ sung tài chính cho các vấn đề xã hội, môi trường, tăng khả năng tiếp cận cơ hội kinh tế đối với phụ nữ...
Mỗi quốc gia cũng cần xác định ưu tiên cho những tồn tại này để giải quyết đồng thời hay từng bước một./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)