Sáng 18/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Gamini Lakshman Peiris đang thăm chính thức Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka, Peiris thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp thứ 3 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Sri Lanka; đánh giá cao kết quả chuyến thăm đóng góp thiết thực nâng cao quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việt Nam-Sri Lanka là hai đất nước, hai dân tộc có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp lâu đời. Việt Nam rất coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Sri Lanka ngày càng thiết thực, hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Chính phủ hai nước nỗ lực triển khai hiện thực hóa các thỏa thuận mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất; hai bên đẩy mạnh hợp tác cả về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, dầu khí, văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân... phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 1 tỷ USD.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam sẵn sàng ủng hộ Sri Lanka tăng cường hợp tác với các nước ASEAN.
Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka nhấn mạnh: Sri Lanka đặc biệt mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhất là thăm dò, khai thác dầu khí, nông nghiệp, du lịch....
Ông Peiris mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Sri Lanka và Việt Nam đẩy mạnh các dự án hợp tác đầu tư kinh doanh, góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka Peiris khẳng định là một trong những thành viên sáng lập Công ước Luật biển, Sri Lanka ủng hộ các nguyên tắc về bảo đảm an ninh và tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp trên biển Đông phải bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước luật biển 1982 của Liên hợp quốc; đồng thời ủng hộ các nước trong khu vực thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng nhau tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông ( COC)./.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka, Peiris thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp thứ 3 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Sri Lanka; đánh giá cao kết quả chuyến thăm đóng góp thiết thực nâng cao quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việt Nam-Sri Lanka là hai đất nước, hai dân tộc có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp lâu đời. Việt Nam rất coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Sri Lanka ngày càng thiết thực, hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Chính phủ hai nước nỗ lực triển khai hiện thực hóa các thỏa thuận mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất; hai bên đẩy mạnh hợp tác cả về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, dầu khí, văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân... phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 1 tỷ USD.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam sẵn sàng ủng hộ Sri Lanka tăng cường hợp tác với các nước ASEAN.
Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka nhấn mạnh: Sri Lanka đặc biệt mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhất là thăm dò, khai thác dầu khí, nông nghiệp, du lịch....
Ông Peiris mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Sri Lanka và Việt Nam đẩy mạnh các dự án hợp tác đầu tư kinh doanh, góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka Peiris khẳng định là một trong những thành viên sáng lập Công ước Luật biển, Sri Lanka ủng hộ các nguyên tắc về bảo đảm an ninh và tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp trên biển Đông phải bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước luật biển 1982 của Liên hợp quốc; đồng thời ủng hộ các nước trong khu vực thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng nhau tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông ( COC)./.
Thiện Thuật (TTXVN)