Kể từ khi núi lửa Merapi ở tỉnh Trung Java của Indonesia phun trào từ ngày 26/10 đến hôm nay 6/11, tổng số người thiệt mạng đã lên tới 128 người, trong đó 85 người thiệt mạng trong đợt phun trào ngày 5/11.
Có bốn ngôi làng đã bị thiêu hủy hoàn toàn và hơn 166.000 người sống quanh khu vực núi lửa phải đi sơ tán. Nhà chức trách đã mở rộng phạm vi vùng nguy hiểm lên 20 km.
Các chuyên gia cho biết đợt phun trào ngày 5/11 của Merapi là đợt phun trào mạnh nhất của núi lửa này trong một thế kỷ qua và mạnh nhất ở Indonesia kể từ năm 1982 khi núi lửa Galunggung hoạt động.
Ông Surono, người đứng đầu Cơ quan giảm nhẹ thiên tai núi lửa và địa chấn cho biết, trong đợt phun trào ngày 5/11, Merapi đã đẩy những dòng magma ở sâu 7 km lên mặt đất với nhiệt độ 750 độ C, so với mấy ngày trước dòng magma chỉ ở độ sâu 2 km và phun trào với nhiệt độ 600 độ C.
Vì vậy, ở cách núi lửa 20 km vẫn nghe thấy những tiếng nổ khủng khiếp, đồng thời khối tro bụi phun lên từ miệng núi lửa đợt mới nhất này đã lan tới tận Bogor và Bandung, thuộc tỉnh Tây Java, cách núi lửa hàng trăm km.
Tối 5/11, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã bay tới thành phố Yogyakarta và sẽ tạm đặt văn phòng làm việc ngay tại đó để trực tiếp theo dõi và chỉ đạo giải quyết tình hình.
Ông đã kêu gọi nhân dân cả nước quyên góp giúp đỡ người dân các vùng bị thảm họa, đồng thời chỉ thị cho Quân đội Indonesia (TNI) thành lập một sư đoàn đặc biệt và Cảnh sát Quốc gia Indonesia (POLRI) thành lập một lực lượng đặc nhiệm đặt dưới quyền điều hành của Cơ quan quốc gia giảm nhẹ thiên tai (BNPB).
Các đơn vị này sẽ trực tiếp tham gia các hoạt động cứu hộ cứu nạn, sơ tán nhân dân và giữ ổn định trật tự.
Triển khai chỉ thị của Tổng thống Yudhoyono, quân đội sẽ thành lập các bệnh viện dã chiến và các bếp công tại nhiều địa phương để phục vụ nhân dân vùng bị nạn.
Bên cạnh đó, Tổng thống cũng chỉ thị chính phủ mua lại toàn bộ gia súc, gia cầm của các hộ gia đình phải đi sơ tán để bà con yên tâm. Trong đợt núi lửa Merapi phun trào ngày 5/11, đã có nhiều thương vong khi nhiều người dân rời nơi sơ tán để về tìm thức ăn cho gia súc.
Tuần trước, khi tới thăm bà con vùng phải hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần ở quần đảo Mentawai, Tổng thống Yudhoyono đã chỉ thị các cấp chính quyền ở những khu vực thường xảy ra thiên tai phải tìm những nơi an toàn hơn để tổ chức tái định cư cho nhân dân.
Những biện pháp giải quyết thảm họa thiên tai của ông được dư luận Indonesia đánh giá là kịp thời và đúng đắn./.
Có bốn ngôi làng đã bị thiêu hủy hoàn toàn và hơn 166.000 người sống quanh khu vực núi lửa phải đi sơ tán. Nhà chức trách đã mở rộng phạm vi vùng nguy hiểm lên 20 km.
Các chuyên gia cho biết đợt phun trào ngày 5/11 của Merapi là đợt phun trào mạnh nhất của núi lửa này trong một thế kỷ qua và mạnh nhất ở Indonesia kể từ năm 1982 khi núi lửa Galunggung hoạt động.
Ông Surono, người đứng đầu Cơ quan giảm nhẹ thiên tai núi lửa và địa chấn cho biết, trong đợt phun trào ngày 5/11, Merapi đã đẩy những dòng magma ở sâu 7 km lên mặt đất với nhiệt độ 750 độ C, so với mấy ngày trước dòng magma chỉ ở độ sâu 2 km và phun trào với nhiệt độ 600 độ C.
Vì vậy, ở cách núi lửa 20 km vẫn nghe thấy những tiếng nổ khủng khiếp, đồng thời khối tro bụi phun lên từ miệng núi lửa đợt mới nhất này đã lan tới tận Bogor và Bandung, thuộc tỉnh Tây Java, cách núi lửa hàng trăm km.
Tối 5/11, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã bay tới thành phố Yogyakarta và sẽ tạm đặt văn phòng làm việc ngay tại đó để trực tiếp theo dõi và chỉ đạo giải quyết tình hình.
Ông đã kêu gọi nhân dân cả nước quyên góp giúp đỡ người dân các vùng bị thảm họa, đồng thời chỉ thị cho Quân đội Indonesia (TNI) thành lập một sư đoàn đặc biệt và Cảnh sát Quốc gia Indonesia (POLRI) thành lập một lực lượng đặc nhiệm đặt dưới quyền điều hành của Cơ quan quốc gia giảm nhẹ thiên tai (BNPB).
Các đơn vị này sẽ trực tiếp tham gia các hoạt động cứu hộ cứu nạn, sơ tán nhân dân và giữ ổn định trật tự.
Triển khai chỉ thị của Tổng thống Yudhoyono, quân đội sẽ thành lập các bệnh viện dã chiến và các bếp công tại nhiều địa phương để phục vụ nhân dân vùng bị nạn.
Bên cạnh đó, Tổng thống cũng chỉ thị chính phủ mua lại toàn bộ gia súc, gia cầm của các hộ gia đình phải đi sơ tán để bà con yên tâm. Trong đợt núi lửa Merapi phun trào ngày 5/11, đã có nhiều thương vong khi nhiều người dân rời nơi sơ tán để về tìm thức ăn cho gia súc.
Tuần trước, khi tới thăm bà con vùng phải hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần ở quần đảo Mentawai, Tổng thống Yudhoyono đã chỉ thị các cấp chính quyền ở những khu vực thường xảy ra thiên tai phải tìm những nơi an toàn hơn để tổ chức tái định cư cho nhân dân.
Những biện pháp giải quyết thảm họa thiên tai của ông được dư luận Indonesia đánh giá là kịp thời và đúng đắn./.
(TTXVN/Vietnam+)