Vung tiền mua sắm, Thể công vẫn lẹt đẹt

Thể Công mùa này sẽ "tiêu pha" chừng 75 tỉ đồng và phần lớn trong số đó đã được "giải ngân" - một mức tiền có thể là kỷ lục ở V-League.
Mùa giải chưa kết thúc nhưng những thống kê sơ bộ cho thấy, Thể Công mùa này sẽ "tiêu pha" chừng 75 tỉ đồng và phần lớn trong số đó đã được "giải ngân" - một mức tiền có thể là kỷ lục ở V-League.

Chi phí lớn nhất của Thể Công mùa này là những lần họ nướng vào việc tuyển chọn và sa thải các cầu thủ ngoại. Tính cả thảy, Thể Công đã ký với 9 cầu thủ ngoại khi bắt tay vào chuẩn bị cho mùa 2009 và khi giải đã khởi tranh. Chỉ riêng tiền đạo Francois là người còn lại từ mùa trước và hợp đồng của anh được gia hạn giữa mùa 2008. Nhưng Francois cũng là 1 trong 5 cầu thủ đã bị Thể Công sa thải hồi giữa mùa 2009.

Để có 5 cầu thủ ngoại đang đầu quân cho đội bóng hiện tại, Thể Công đã bỏ ra một số tiền rất khủng vì các cầu thủ này được quảng cáo là những món hàng khủng. Chính xác hơn, chỉ có tiền vệ Abbey là không quá tốn kém, nhưng cả 4 cầu thủ người Brazil điều khiển họ phải bỏ ra những món tiền lớn, ước tính lên tới gần 1 triệu USD (chi phí đi tuyển chọn, tiền trả cho nhà môi giới, tiền ký hợp đồng và tiền lượng).

Vanderlei Lima, Gilson Da Silva, De Olieveira và Reginaldo More được giới thiệu là những cầu thủ có chất lượng, hợp đồng của họ được ký tới hết mùa sau.

Cho tới lúc này, không còn ai trong số các cầu thủ nói trên thực sự đáp ứng kỳ vọng. Lima ghi được nhiều bàn thắng nhất (7 bàn), nhưng cũng là người bỏ lỡ nhiều cơ hội nhất, kể cả tình huống 1 mình 1 gôn. Gilson Da Silva mới chỉ có 1 bàn thắng và chơi cũng không nổi bật. Reginaldo More, cầu thủ được đem về từ nhà môi giới người Hàn Quốc, mối quen của huấn luyện viên Lê Thụy Hải, được đánh giá ở khả năng chơi bóng rất phủi, có những tố chất rất đặc biệt, nhưng đá dự bị nhiều hơn đá chính và 2 trận gần đây nhất, được đá chính thì lại ra sân ngay từ giữa hiệp 1. De Oliveira từ lâu rồi còn không được ra sân, đôi lúc không được dự bị.

Thậm chí, De Oliveira còn một lần nối khùng, định "nói chuyện" bằng chân tay với huấn luyện viên Lê Thụy Hải ngay trên sân tập vì không hài lòng với những nhận xét, đánh giá của ông thầy, nhưng bất thành vì được các cầu thủ ngăn cản.

Ở góc độ nào đó, Thể Công mùa này thất bại do một nguyên nhân khá lớn từ việc chọn cầu thủ ngoại và sử dụng cầu thủ ngoại có vấn đề.

Tiền đầu tư lớn nhưng không hiệu quả. Trong khi đó, SHB Đà Nẵng là đội bóng có đội ngũ ngoại binh cực mạnh, Ximăng Hải Phòng chỉ cần 1 mình Leandro cũng có thứ hạng khá cao và T&T Hà Nội lột xác vào giữa giai đoạn hai của mùa giải nhờ có 5 cầu thủ chất lượng./.
(TT&VH/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục