Ngày 27/2, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê chuẩn nhiều điều chỉnh trong khuôn khổ đánh giá tính bền vững của nợ công và phân phối nguồn tín dụng ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) dành cho các nước thu nhập thấp, đảm bảo khuôn khổ mới thích hợp hơn với các nước nghèo trong bối cảnh hiện trạng kinh tế vĩ mô toàn cầu đã thay đổi đối với các nước này.
WB nhấn mạnh những điều chỉnh này cũng được sự đồng thuận của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm cung cấp những chuẩn mực như là một công cụ chung của WB và IMF để phân tích tính bền vững của nợ công và nợ nước ngoài của các nước nghèo.
Giám đốc phụ trách chính sách kinh tế và nợ của WB, ông Jeffrey D. Lewis, cho rằng Khuôn khổ Toàn diện đánh giá bền vững nợ (DSF) mới được điều chỉnh thừa nhận nhu cầu của các nước nghèo cần tài trợ để thu hẹp khoảng cách đầu tư lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đáp ứng được những thách thức mới và tăng cường đối thoại chính sách với các đối tác phát triển.
Các điều chỉnh trong DSF mới được phê chuẩn bao gồm cải tiến các phân tích về các ngưỡng nợ để thích hợp hơn với các nhân tố đặc thù của các nước nghèo; cải tiến phân tích nợ công và các nguy cơ dễ bị tổn thương tài chính để định hướng các quyết định vay nợ nước ngoài và trong nước của các nước nghèo;.
Thêm vào đó còn có việc đơn giản hóa quá trình thực hiện các phân tích bền vững nợ để khuyến khích các nước nghèo thực hiện các phân tích riêng nhằm đạt được sự minh bạch cao hơn và tăng cường quyền sở hữu của họ đối với DSF; tăng cường quan hệ giữa đầu tư tài trợ nợ và tăng trưởng.
WB và IMF lưu ý rằng các nước thu nhập thấp đang phải đối phó với các hiểm hoạ mới khi thế giới các chủ nợ và các công cụ nợ tiếp tục mở rộng.
Khuôn khổ DSF sẽ hỗ trợ các nỗ lực của các nước này nhằm đạt được các mục tiêu phát triển, cung cấp các hướng dẫn cho các nước này khi quyết định vay nợ cũng như định hướng các quyết định cho vay của các chủ nợ, đảm bảo các nước nghèo không gặp những khó khăn mới liên quan đến nợ trong tương lai./.
WB nhấn mạnh những điều chỉnh này cũng được sự đồng thuận của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm cung cấp những chuẩn mực như là một công cụ chung của WB và IMF để phân tích tính bền vững của nợ công và nợ nước ngoài của các nước nghèo.
Giám đốc phụ trách chính sách kinh tế và nợ của WB, ông Jeffrey D. Lewis, cho rằng Khuôn khổ Toàn diện đánh giá bền vững nợ (DSF) mới được điều chỉnh thừa nhận nhu cầu của các nước nghèo cần tài trợ để thu hẹp khoảng cách đầu tư lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đáp ứng được những thách thức mới và tăng cường đối thoại chính sách với các đối tác phát triển.
Các điều chỉnh trong DSF mới được phê chuẩn bao gồm cải tiến các phân tích về các ngưỡng nợ để thích hợp hơn với các nhân tố đặc thù của các nước nghèo; cải tiến phân tích nợ công và các nguy cơ dễ bị tổn thương tài chính để định hướng các quyết định vay nợ nước ngoài và trong nước của các nước nghèo;.
Thêm vào đó còn có việc đơn giản hóa quá trình thực hiện các phân tích bền vững nợ để khuyến khích các nước nghèo thực hiện các phân tích riêng nhằm đạt được sự minh bạch cao hơn và tăng cường quyền sở hữu của họ đối với DSF; tăng cường quan hệ giữa đầu tư tài trợ nợ và tăng trưởng.
WB và IMF lưu ý rằng các nước thu nhập thấp đang phải đối phó với các hiểm hoạ mới khi thế giới các chủ nợ và các công cụ nợ tiếp tục mở rộng.
Khuôn khổ DSF sẽ hỗ trợ các nỗ lực của các nước này nhằm đạt được các mục tiêu phát triển, cung cấp các hướng dẫn cho các nước này khi quyết định vay nợ cũng như định hướng các quyết định cho vay của các chủ nợ, đảm bảo các nước nghèo không gặp những khó khăn mới liên quan đến nợ trong tương lai./.
(TTXVN)