Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Jim Yong Kim, ngày 19/6 tỏ ý quan ngại về tác động của tình trạng các dòng tiền "chảy khỏi" các nền kinh tế đang phát triển sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke, hôm 22/5 nói FED có thể cân nhắc giảm quy mô chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD/tháng.
Ông cũng ngỏ ý WB sẵn lòng giúp các nước này đối phó với tình trạng trên bằng cách cung cấp các khoản vốn với chi phí phải chăng trong trường hợp chi phí vay vốn tăng lên.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Jim Yong Kim cho hay WB đang theo sát tác động của các chính sách tiền tệ bất thường kiểu này (đặc biệt) đối với các nước đang phát triển. Nếu Mỹ rút lại hoặc giảm quy mô chương trình nới lỏng định lượng thứ ba (QE3), tức là chương trình mua trái phiếu nói trên, chi phí đi vay sẽ tăng lên, nhất là đối với các nước đang phát triển. Theo Chủ tịch WB, đây là mối quan ngại thực sự.
Kết thúc cuộc họp cuộc họp chính sách trong hai ngày, FED quyết định tiếp tục thực hiện QE3 để hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong giai đoạn phục hồi này. Tuy nhiên, nếu đà hồi phục của kinh tế Mỹ đạt được mức mà FED kỳ vọng, FED có thể bắt đầu giảm quy mô QE3 vào cuối năm nay, tiếp tục giảm nhịp độ mua trái phiếu (tức là bơm tiền vào nền kinh tế) trong 6 tháng đầu năm 2014 để tiến tới kết thúc chương trình này vào giữa năm 2014.
Chủ tịch WB cho rằng quy mô dòng vốn chảy khỏi các thị trường mới nổi hiện nay khác với làn sóng rút vốn hồi cuối thập niên 1990, giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Ông cũng cho rằng FED sẽ không thay đổi chính sách một cách nhanh gọn.
Trong trường hợp lãi suất bắt đầu tăng lên, WB sẽ tìm ra các cách thức để tạo các công cụ mới nhằm cung cấp vốn cho hạ tầng. Chủ tịch cho hay các nước có thu nhập trung bình đang chuẩn bị đầu tư, bởi họ tin rằng sự tham gia của WB sẽ thu hút được đông đảo các nguồn vốn tư nhân./.
Ông cũng ngỏ ý WB sẵn lòng giúp các nước này đối phó với tình trạng trên bằng cách cung cấp các khoản vốn với chi phí phải chăng trong trường hợp chi phí vay vốn tăng lên.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Jim Yong Kim cho hay WB đang theo sát tác động của các chính sách tiền tệ bất thường kiểu này (đặc biệt) đối với các nước đang phát triển. Nếu Mỹ rút lại hoặc giảm quy mô chương trình nới lỏng định lượng thứ ba (QE3), tức là chương trình mua trái phiếu nói trên, chi phí đi vay sẽ tăng lên, nhất là đối với các nước đang phát triển. Theo Chủ tịch WB, đây là mối quan ngại thực sự.
Kết thúc cuộc họp cuộc họp chính sách trong hai ngày, FED quyết định tiếp tục thực hiện QE3 để hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong giai đoạn phục hồi này. Tuy nhiên, nếu đà hồi phục của kinh tế Mỹ đạt được mức mà FED kỳ vọng, FED có thể bắt đầu giảm quy mô QE3 vào cuối năm nay, tiếp tục giảm nhịp độ mua trái phiếu (tức là bơm tiền vào nền kinh tế) trong 6 tháng đầu năm 2014 để tiến tới kết thúc chương trình này vào giữa năm 2014.
Chủ tịch WB cho rằng quy mô dòng vốn chảy khỏi các thị trường mới nổi hiện nay khác với làn sóng rút vốn hồi cuối thập niên 1990, giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Ông cũng cho rằng FED sẽ không thay đổi chính sách một cách nhanh gọn.
Trong trường hợp lãi suất bắt đầu tăng lên, WB sẽ tìm ra các cách thức để tạo các công cụ mới nhằm cung cấp vốn cho hạ tầng. Chủ tịch cho hay các nước có thu nhập trung bình đang chuẩn bị đầu tư, bởi họ tin rằng sự tham gia của WB sẽ thu hút được đông đảo các nguồn vốn tư nhân./.
Như Mai (TTXVN)