Diễn đàn Kinh tế Thế giới, có trụ sở tại Thụy Sỹ, vừa công bố Báo cáo nghiên cứu thường niên Khoảng cách giới Toàn cầu (GGG) 2013.
Trong đó cho biết ngày càng có nhiều hơn số phụ nữ trên toàn thế giới được tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe trong năm 2013, khi có tới 80 quốc gia trong tổng số 136 quốc gia, chiếm 93% dân số toàn cầu, được khảo sát, đã cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới, trong đó lĩnh vực đạt tiến bộ lớn nhất là sự tham gia chính trị.
Nghiên cứu về bình đẳng giới của WEF được tiến hành trên bốn cơ sở rộng lớn là sự tham gia và các cơ hội kinh tế, trình độ học vấn, trao quyền chính trị, sức khỏe và đời sống, theo đó trung bình trong năm 2013 khoảng cách giới đã thu hẹp được 96% trong lĩnh vực sức khỏe và đời sống, 93% trong lĩnh vực trình độ học vấn, 60% trong lĩnh vực sự tham gia và các cơ hội kinh tế, và 21% trong lĩnh vực trao quyền chính trị.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một quốc gia nào đạt được bình đẳng giới.
Theo GGG 2013, quốc gia có sự bình đẳng giới tốt nhất thế giới là Iceland với 0,08737 điểm, tiếp theo là ba nước Bắc Âu là Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển, và tồi tệ nhất là Yemen ở châu Phi, đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng.
Mặc dù là thành viên Nhóm G20, có nền kinh tế lớn nhất và đông dân nhất trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), song Indonesia với điểm số 0,6613 xếp ở vị trí 95/136, cải thiện được hai bậc so với năm 2012, nhưng vẫn tụt 8 bậc so với năm 2010.
Riêng trong ASEAN, Indonesia xếp sau Philippines (thứ 5), Singapore (58), Lào (60), Thái Lan (65), Việt Nam (73) và Brunei (88).
Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu 30% số nghị sỹ nữ trong Quốc hội, và mặc dù đã rất cố gắng song mới đạt tỷ lệ này ở mức 18,2% trong năm 2012.
Philippines được đánh giá cao nhất trong các nước Châu Á chủ yếu nhờ thành công về thu hẹp khoảng cách trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và tham gia kinh tế./.
Trong đó cho biết ngày càng có nhiều hơn số phụ nữ trên toàn thế giới được tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe trong năm 2013, khi có tới 80 quốc gia trong tổng số 136 quốc gia, chiếm 93% dân số toàn cầu, được khảo sát, đã cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới, trong đó lĩnh vực đạt tiến bộ lớn nhất là sự tham gia chính trị.
Nghiên cứu về bình đẳng giới của WEF được tiến hành trên bốn cơ sở rộng lớn là sự tham gia và các cơ hội kinh tế, trình độ học vấn, trao quyền chính trị, sức khỏe và đời sống, theo đó trung bình trong năm 2013 khoảng cách giới đã thu hẹp được 96% trong lĩnh vực sức khỏe và đời sống, 93% trong lĩnh vực trình độ học vấn, 60% trong lĩnh vực sự tham gia và các cơ hội kinh tế, và 21% trong lĩnh vực trao quyền chính trị.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một quốc gia nào đạt được bình đẳng giới.
Theo GGG 2013, quốc gia có sự bình đẳng giới tốt nhất thế giới là Iceland với 0,08737 điểm, tiếp theo là ba nước Bắc Âu là Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển, và tồi tệ nhất là Yemen ở châu Phi, đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng.
Mặc dù là thành viên Nhóm G20, có nền kinh tế lớn nhất và đông dân nhất trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), song Indonesia với điểm số 0,6613 xếp ở vị trí 95/136, cải thiện được hai bậc so với năm 2012, nhưng vẫn tụt 8 bậc so với năm 2010.
Riêng trong ASEAN, Indonesia xếp sau Philippines (thứ 5), Singapore (58), Lào (60), Thái Lan (65), Việt Nam (73) và Brunei (88).
Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu 30% số nghị sỹ nữ trong Quốc hội, và mặc dù đã rất cố gắng song mới đạt tỷ lệ này ở mức 18,2% trong năm 2012.
Philippines được đánh giá cao nhất trong các nước Châu Á chủ yếu nhờ thành công về thu hẹp khoảng cách trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và tham gia kinh tế./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)