Tại phiên họp sáng 14/1 Đại hội XI của Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã tham luận nội dung “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa.”
VietnamPlus xin trích giới thiệu bài tham luận trên.
… Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước.
Mặc dù Đảng đã có Nghị quyết về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân (giai cấp công nhân) thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, nhưng việc thể chế hóa Nghị quyết thành chính sách, pháp luật chưa được thực hiện. Vì vậy, trên thực tế nhiều vấn đề bức xúc của giai cấp công nhân chưa được giải quyết thỏa đáng. Hàng vạn công công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất phải thuê nhà ở, trong điều kiện tạm bợ thiếu thốn và không đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu.
Ở nhiều khu công nghiệp, tình trạng nữ công nhân lao động không lập được gia đình có xu hướng gia tăng, nhà trẻ, trường mầm non thiếu trầm trọng. Tiền lương, thu nhập của người lao động chưa tương xứng với cường độ và thời gian lao động, có nơi lương công nhân không đủ để tái tạo sức lao động của bản thân mình, nên đời sống vật chất và tinh thần của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.
Công nhân lao động không có thời gian, điều kiện sinh hoạt học tập nâng cao nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp của một bộ phận công nhân còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, ý thức chính trị và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế.
Công tác phát triển Đảng trong công nhân chưa thực sự được quan tâm, nên ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức Đảng rất ít. Hiện nay, cả nước mới có 1,2% doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp FDI có chi bộ đảng, với số đảng viên chỉ bằng 0,84% tổng số đảng viên của cả nước. Từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ đảng viên là công nhân trong số đảng viên mới kết nạp chưa năm nào vượt quá 10%.
Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do sự lãnh đạo của một số cấp ủy đảng địa phương chưa được quyết liệt, sát sao; chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công nhân viên chức lao động chưa được thực hiện nghiêm túc; vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn chưa được phát huy đầy đủ; sự phối kết hợp của cả hệ thống chính trị đối với việc xây dựng giai cấp công nhân, chăm lo đến đời sống của công nhân chưa đạt hiệu quả cao; chưa thường xuyên quan tâm tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ và đối thoại trực tiếp giữa cán bộ của Đảng, Nhà nước với công nhân lao động; ít có hình thức tôn vinh công nhân lao động tiêu biểu, nhằm kịp thời động viên những người lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất cho đất nước.
Hệ thống cơ chế, chính sách đối với giai cấp công nhân chưa đồng bộ, có những chủ trương chính sách không còn phù hợp, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời, như chính sách về tiền lương, nhà ở, về đào tạo, bồi dưỡng công nhân v.v...
Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động vẫn còn diễn ra phổ biến nhưng chưa được xử lý nghiêm (chỉ tính riêng nợ bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp năm 2009 đã hơn 2.000 tỷ đồng và năm 2010 còn cao hơn rất nhiều).
Sự phân hóa giàu nghèo giữa công nhân lao động với cán bộ quản lý trong doanh nghiệp và một số giai tầng trong xã hội ngày càng tăng. Một số địa phương chỉ chú trọng đưa ra các cơ chế, chính sách ưu đãi kêu gọi thu hút đầu tư, mà chưa chú ý đúng mức đến sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống, thu nhập, nhà ở, cải thiện môi trường sống, điều kiện lao động cho công nhân; một số doanh nghiệp chỉ quan tâm tới doanh thu và lợi nhuận, ít quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động nên đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động đình công, ngừng việc tập thể trong thời gian vừa qua.
Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân lao động, đào tạo cán bộ xuất thân từ công nhân ưu tú, công tác phát triển Đảng trong công nhân lao động, nhất là trong công nhân lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước, cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Nhận thức của các cấp ủy đảng ở một số địa phương về vai trò công nhân và Công đoàn chưa đầy đủ, trong khi nhiều công nhân lao động trình độ còn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế, quan hệ lao động còn có biểu hiện phức tạp; việc thu hút tập hợp người lao động tham gia các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp còn khó khăn.
Để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cơ sở xã hội, chỗ dựa vững chắc cho Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có 4 kiến nghị với Đại hội:
Một là, Đảng cần tiếp tục kiên định lập trường giai cấp công nhân, tăng cường và giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng; xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược về giai cấp công nhân gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam; làm cho giai cấp công nhân thực sự là nòng cốt của liên minh công nhân - nông dân - trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa bình, đòi thành lập công đoàn độc lập chia rẽ giai cấp công nhân đòi đã nguyên đa đảng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo các cấp ủy, các ngành, các địa phương triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); phải sử dụng tổng hợp các biện pháp thực sự đưa nghị quyết của Trung ương Đảng vào cuộc sống, làm cho công nhân viên chức lao động cảm nhận được những thay đổi tích cực khi thực hiện Nghị quyết.
Hai là, Đảng lãnh đạo Chính phủ phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách đối với công nhân lao động; Nhà nước sớm thể chế hoá những quan điểm, chủ trương lớn đã được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng thành cơ chế chính sách cụ thể nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của công nhân lao động, tạo chuyển biến thực sự mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động tương xứng với những thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp của giai cấp công nhân.
Trước mắt, cần tập trung lãnh đạo hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải quyết những bức xúc hiện nay đối với công nhân như: nhà ở, nhà trẻ tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hóa, an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.
Quan tâm lãnh đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật có liên quan trực tiếp tới người lao động và tổ chức Công đoàn, nhất là Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội. Việc sửa đổi, bổ sung các luật trên vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng vừa phải tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn năng động, tự chủ và sáng tạo trong hoạt động, thực sự trở thành đại diện tin cậy, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động - đối tượng yếu thế nhất trong quan hệ lao động. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, không vì thu hút đầu tư mà xem nhẹ người lao động, yếu tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Ba là, cần triển khai một cách có hiệu quả chủ trương từng bước trí thức hoá giai cấp công nhân. Chất lượng giai cấp công nhân có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Vì vậy, cần đầu tư mạnh hơn cho đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân xuất thân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng và hợp lý về cơ cấu.
Chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân, thành lập tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỷ lệ cán bộ xuất thân từ công nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp, góp phần tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt cho công đoàn các cấp, đặc biệt là công đoàn cơ sở hoạt động có hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo cơ hội phát triển cho cán bộ công đoàn trẻ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, xuất thân từ công nhân.
Bốn là, Đảng cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho công nhân lao động, để họ luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần phấn đấu vươn lên trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với hoạt động của tổ chức công đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân lao động, đảm bảo định hướng thống nhất nội dung và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục từ Trung ương đến cơ sở, nhằm tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với công nhân và Công đoàn.
Nhà nước cần đầu tư và có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động của các nhà văn hóa lao động, câu lạc bộ công nhân, hệ thống truyền thông đại chúng, nhất là trong các khu công nghiệp tập trung, khu nhà trọ đông công nhân lao động, tạo môi trường lành mạnh để xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân lao động, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..../.
VietnamPlus xin trích giới thiệu bài tham luận trên.
… Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước.
Mặc dù Đảng đã có Nghị quyết về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân (giai cấp công nhân) thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, nhưng việc thể chế hóa Nghị quyết thành chính sách, pháp luật chưa được thực hiện. Vì vậy, trên thực tế nhiều vấn đề bức xúc của giai cấp công nhân chưa được giải quyết thỏa đáng. Hàng vạn công công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất phải thuê nhà ở, trong điều kiện tạm bợ thiếu thốn và không đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu.
Ở nhiều khu công nghiệp, tình trạng nữ công nhân lao động không lập được gia đình có xu hướng gia tăng, nhà trẻ, trường mầm non thiếu trầm trọng. Tiền lương, thu nhập của người lao động chưa tương xứng với cường độ và thời gian lao động, có nơi lương công nhân không đủ để tái tạo sức lao động của bản thân mình, nên đời sống vật chất và tinh thần của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.
Công nhân lao động không có thời gian, điều kiện sinh hoạt học tập nâng cao nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp của một bộ phận công nhân còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, ý thức chính trị và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế.
Công tác phát triển Đảng trong công nhân chưa thực sự được quan tâm, nên ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức Đảng rất ít. Hiện nay, cả nước mới có 1,2% doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp FDI có chi bộ đảng, với số đảng viên chỉ bằng 0,84% tổng số đảng viên của cả nước. Từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ đảng viên là công nhân trong số đảng viên mới kết nạp chưa năm nào vượt quá 10%.
Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do sự lãnh đạo của một số cấp ủy đảng địa phương chưa được quyết liệt, sát sao; chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công nhân viên chức lao động chưa được thực hiện nghiêm túc; vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn chưa được phát huy đầy đủ; sự phối kết hợp của cả hệ thống chính trị đối với việc xây dựng giai cấp công nhân, chăm lo đến đời sống của công nhân chưa đạt hiệu quả cao; chưa thường xuyên quan tâm tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ và đối thoại trực tiếp giữa cán bộ của Đảng, Nhà nước với công nhân lao động; ít có hình thức tôn vinh công nhân lao động tiêu biểu, nhằm kịp thời động viên những người lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất cho đất nước.
Hệ thống cơ chế, chính sách đối với giai cấp công nhân chưa đồng bộ, có những chủ trương chính sách không còn phù hợp, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời, như chính sách về tiền lương, nhà ở, về đào tạo, bồi dưỡng công nhân v.v...
Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động vẫn còn diễn ra phổ biến nhưng chưa được xử lý nghiêm (chỉ tính riêng nợ bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp năm 2009 đã hơn 2.000 tỷ đồng và năm 2010 còn cao hơn rất nhiều).
Sự phân hóa giàu nghèo giữa công nhân lao động với cán bộ quản lý trong doanh nghiệp và một số giai tầng trong xã hội ngày càng tăng. Một số địa phương chỉ chú trọng đưa ra các cơ chế, chính sách ưu đãi kêu gọi thu hút đầu tư, mà chưa chú ý đúng mức đến sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống, thu nhập, nhà ở, cải thiện môi trường sống, điều kiện lao động cho công nhân; một số doanh nghiệp chỉ quan tâm tới doanh thu và lợi nhuận, ít quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động nên đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động đình công, ngừng việc tập thể trong thời gian vừa qua.
Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân lao động, đào tạo cán bộ xuất thân từ công nhân ưu tú, công tác phát triển Đảng trong công nhân lao động, nhất là trong công nhân lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước, cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Nhận thức của các cấp ủy đảng ở một số địa phương về vai trò công nhân và Công đoàn chưa đầy đủ, trong khi nhiều công nhân lao động trình độ còn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế, quan hệ lao động còn có biểu hiện phức tạp; việc thu hút tập hợp người lao động tham gia các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp còn khó khăn.
Để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cơ sở xã hội, chỗ dựa vững chắc cho Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có 4 kiến nghị với Đại hội:
Một là, Đảng cần tiếp tục kiên định lập trường giai cấp công nhân, tăng cường và giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng; xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược về giai cấp công nhân gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam; làm cho giai cấp công nhân thực sự là nòng cốt của liên minh công nhân - nông dân - trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa bình, đòi thành lập công đoàn độc lập chia rẽ giai cấp công nhân đòi đã nguyên đa đảng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo các cấp ủy, các ngành, các địa phương triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); phải sử dụng tổng hợp các biện pháp thực sự đưa nghị quyết của Trung ương Đảng vào cuộc sống, làm cho công nhân viên chức lao động cảm nhận được những thay đổi tích cực khi thực hiện Nghị quyết.
Hai là, Đảng lãnh đạo Chính phủ phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách đối với công nhân lao động; Nhà nước sớm thể chế hoá những quan điểm, chủ trương lớn đã được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng thành cơ chế chính sách cụ thể nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của công nhân lao động, tạo chuyển biến thực sự mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động tương xứng với những thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp của giai cấp công nhân.
Trước mắt, cần tập trung lãnh đạo hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải quyết những bức xúc hiện nay đối với công nhân như: nhà ở, nhà trẻ tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hóa, an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.
Quan tâm lãnh đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật có liên quan trực tiếp tới người lao động và tổ chức Công đoàn, nhất là Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội. Việc sửa đổi, bổ sung các luật trên vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng vừa phải tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn năng động, tự chủ và sáng tạo trong hoạt động, thực sự trở thành đại diện tin cậy, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động - đối tượng yếu thế nhất trong quan hệ lao động. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, không vì thu hút đầu tư mà xem nhẹ người lao động, yếu tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Ba là, cần triển khai một cách có hiệu quả chủ trương từng bước trí thức hoá giai cấp công nhân. Chất lượng giai cấp công nhân có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Vì vậy, cần đầu tư mạnh hơn cho đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân xuất thân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng và hợp lý về cơ cấu.
Chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân, thành lập tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỷ lệ cán bộ xuất thân từ công nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp, góp phần tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt cho công đoàn các cấp, đặc biệt là công đoàn cơ sở hoạt động có hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo cơ hội phát triển cho cán bộ công đoàn trẻ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, xuất thân từ công nhân.
Bốn là, Đảng cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho công nhân lao động, để họ luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần phấn đấu vươn lên trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với hoạt động của tổ chức công đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân lao động, đảm bảo định hướng thống nhất nội dung và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục từ Trung ương đến cơ sở, nhằm tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với công nhân và Công đoàn.
Nhà nước cần đầu tư và có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động của các nhà văn hóa lao động, câu lạc bộ công nhân, hệ thống truyền thông đại chúng, nhất là trong các khu công nghiệp tập trung, khu nhà trọ đông công nhân lao động, tạo môi trường lành mạnh để xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân lao động, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..../.
(TTXVN/Vietnam+)