Sáng 13/4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII tiếp tục chương trình phiên họp 30 cho ý kiến Dự thảo Luật Viên chức.
Dự thảo Luật Viên chức gồm 8 Chương và 70 Điều, quy định về viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; quyền, nghĩa vụ và các điều kiện đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức.
Luật Viên chức được áp dụng với viên chức làm việc trong các sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, tài nguyên-môi trường, dịch vụ và các lĩnh vực khác được pháp luật quy định mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, quân nhân, công nhân quốc phòng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tế xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Luật Viên chức ra đời nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh xã hội hóa trong các hoạt động sự nghiệp và xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ, năng lực phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Luật góp phần thực hiện cải cách khu vực dịch vụ công phù hợp và đồng bộ với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, phù hợp với cơ chế thị trường, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng, cần phân biệt tách bạch khái niệm công chức và viên chức.
Khái niệm công chức quy định tại Điều 3 “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý, làm việc trong đơn vị sự nghiệp và hưởng lương từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật”, cần được xây dựng với những tiêu chí rõ ràng hơn, phù hợp với thực tiễn tuyển dụng, quản lý đội ngũ viên chức nhà nước.
Cùng ý kiến với ông Trần Thế Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, Luật Viên chức có sự ảnh hưởng lớn đến một lượng lớn cán bộ, viên chức đang làm việc trong khu vực dịch vụ công; vì thế cần có sự điểu chỉnh thống nhất, đồng bộ, không gây xung đột pháp luật với các quy định của Luật Lao động, các luật chuyên ngành, nghề nghiệp khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi nhất trí với quan điểm của ông Trần Thế Vượng cho rằng Dự luật trao quá nhiều quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập dễ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, nên cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ để đảm bảo giảm thiểu sự can thiệp của cơ quan chủ quản nhưng vẫn phát huy tính tự chủ của đơn vị.
Các thành viên Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với báo cáo thẩm tra Dự luật của Ủy ban Pháp luật cho rằng tên Dự luật là Luật Viên chức nhà nước.
Quy định về kéo dài thời gian làm việc đối với viên chức được ghi trong Dự thảo luật cũng nhận được sự nhất trí của nhiều thành viên Thường vụ Quốc hội để đảm bảo tận dụng tài năng, kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học tại một số lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá Dự thảo Luật đã được chuẩn bị khá công phu. Tuy nhiên, do tầm ảnh hưởng lớn của luật đối với đời sống xã hội, dự luật cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung, hoàn thiện kịp thời trước khi trình Quốc hội.
Phó Chủ tịch yêu cầu ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh sửa Dự thảo Luật, nhất là về phạm vi điều chỉnh, khái niệm viên chức và những quyền, nghĩa vụ của viên chức.
Dự thảo Luật phải đảm bảo tạo ra được động lực làm việc và sự an tâm cho đội ngũ viên chức làm việc trong lĩnh vực dịch vụ công; góp phần tăng cường tính tự chủ, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, tạo điều kiện, khuyết khích sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tăng cường quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công./.
Dự thảo Luật Viên chức gồm 8 Chương và 70 Điều, quy định về viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; quyền, nghĩa vụ và các điều kiện đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức.
Luật Viên chức được áp dụng với viên chức làm việc trong các sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, tài nguyên-môi trường, dịch vụ và các lĩnh vực khác được pháp luật quy định mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, quân nhân, công nhân quốc phòng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tế xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Luật Viên chức ra đời nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh xã hội hóa trong các hoạt động sự nghiệp và xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ, năng lực phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Luật góp phần thực hiện cải cách khu vực dịch vụ công phù hợp và đồng bộ với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, phù hợp với cơ chế thị trường, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng, cần phân biệt tách bạch khái niệm công chức và viên chức.
Khái niệm công chức quy định tại Điều 3 “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý, làm việc trong đơn vị sự nghiệp và hưởng lương từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật”, cần được xây dựng với những tiêu chí rõ ràng hơn, phù hợp với thực tiễn tuyển dụng, quản lý đội ngũ viên chức nhà nước.
Cùng ý kiến với ông Trần Thế Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, Luật Viên chức có sự ảnh hưởng lớn đến một lượng lớn cán bộ, viên chức đang làm việc trong khu vực dịch vụ công; vì thế cần có sự điểu chỉnh thống nhất, đồng bộ, không gây xung đột pháp luật với các quy định của Luật Lao động, các luật chuyên ngành, nghề nghiệp khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi nhất trí với quan điểm của ông Trần Thế Vượng cho rằng Dự luật trao quá nhiều quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập dễ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, nên cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ để đảm bảo giảm thiểu sự can thiệp của cơ quan chủ quản nhưng vẫn phát huy tính tự chủ của đơn vị.
Các thành viên Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với báo cáo thẩm tra Dự luật của Ủy ban Pháp luật cho rằng tên Dự luật là Luật Viên chức nhà nước.
Quy định về kéo dài thời gian làm việc đối với viên chức được ghi trong Dự thảo luật cũng nhận được sự nhất trí của nhiều thành viên Thường vụ Quốc hội để đảm bảo tận dụng tài năng, kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học tại một số lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá Dự thảo Luật đã được chuẩn bị khá công phu. Tuy nhiên, do tầm ảnh hưởng lớn của luật đối với đời sống xã hội, dự luật cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung, hoàn thiện kịp thời trước khi trình Quốc hội.
Phó Chủ tịch yêu cầu ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh sửa Dự thảo Luật, nhất là về phạm vi điều chỉnh, khái niệm viên chức và những quyền, nghĩa vụ của viên chức.
Dự thảo Luật phải đảm bảo tạo ra được động lực làm việc và sự an tâm cho đội ngũ viên chức làm việc trong lĩnh vực dịch vụ công; góp phần tăng cường tính tự chủ, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, tạo điều kiện, khuyết khích sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tăng cường quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công./.
Xuân Khu (Vietnam+)