Theo nhận định của nhiều chuyên gia quốc tế trong ngành công nghiệp ôtô, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ sớm trở thành các thị trường tiêu thụ nhiều xe hơi và phụ tùng ôtô sản xuất tại Trung Quốc.
Sức mạnh công nghiệp ôtô Trung Quốc
Năm 2009, Trung Quốc sản xuất gần 13,8 triệu xe hơi các loại. Số xe xuất khẩu trong năm nay cũng tăng tới 46% so với cùng kỳ năm trước, cho dù về số lượng chỉ chiếm 2,6% lượng xe nước này sản xuất ra. Những con số “khổng lồ” này xuất hiện tại Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi khủng hoảng.
Thị trường Trung Quốc bỗng tăng vọt nhu cầu tiêu thụ xe hơi. Theo các con số thống kê, tại Bắc Kinh, mỗi ngày có tới 1.500 xe được đăng ký lưu hành. Tuy nhiên, ngoài việc phát triển thị trường nội địa, nhiều hãng xe Trung Quốc đã chú trọng xuất khẩu sản phẩm của mình. Các thị trường đang tiêu thụ nhiều xe và phụ tùng ôtô Trung Quốc là Trung Đông, châu Phi và Nga.
Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, có hiệu lực từ 1/1/2010 được coi là “cánh cửa” mở ra con đường đưa xe hơi và phụ tùng ôtô Trung Quốc tràn vào các nước Đông Nam Á.
Theo các thỏa thuận, ngay từ ngày đầu tiên của tháng Giêng năm nay, Trung Quốc và sáu quốc gia ASEAN gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Bruney sẽ chỉ áp thuế ở mức 0,1% đến 0,6% cho mặt hàng xe hơi và phụ tùng ôtô. Các nước còn lại là Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia sẽ áp dụng các mức thuế này vào năm 2015.
Các hãng xe Trung Quốc ngay lập tức nhập cuộc. Đầu tháng Giêng năm nay, hãng xe đại lục Geely Holding Group đã công bố kế hoạch liên kết với đối tác Đài Loan Yulon Motor để sản xuất mẫu xe sedan Panda cho riêng thị trường Đông Nam Á.
Theo tài liệu công bố, từ năm 2009, Geely và Yulon đã ký bản ghi nhớ về việc xây dựng một nhà máy liên doanh sản xuất xe Panda tại Đài Loan. Phụ tùng của xe phần lớn được nhập vào vùng lãnh thổ này từ nhà máy của Geely ở Hàng Châu. Hiện đang có nhiều động thái cho thấy bản thân Yulon Motor cũng đang tìm kiếm những đối tác ở Đông Nam Á để liên doanh sản xuất xe hơi.
Lợi thế và điểm yếu của thị trường Đông Nam Á
Vào năm 2007, 10 quốc gia thành viên ASEAN đã hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và dự kiến hoàn tất đàm phán với Australia và New Zealand vào năm 2013. Đây là bước tiến mới hướng đến việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Cũng vào thời điểm này, Trung Quốc sẽ là quốc gia sản xuất “hàng hiệu” lớn nhất thế giới. Về mặt hàng ôtô, năm 2009, các quốc gia ASEAN tiêu thụ 1,8 triệu xe các loại, với đa dạng các nhãn hiệu, bao gồm hầu hết các hãng xe Nhật và Mỹ, cùng với các mác xe như Opel Saap, Fiat.
Thái Lan hiện đang là thị trường xe hơi lớn nhất khu vực và đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ, về thị trường xe pick-up (bán tải). Chính phủ Thái Lan cũng đã có những chính sách kích cầu nội địa, bằng cách giảm thuế xe có dung tích động cơ đến 2.000cc, từ 35% xuống 30%. Đây là dòng xe chiếm tới 70% lượng xe đang lưu hành tại Thái Lan.
Mức giảm thuế này khiến người tiêu dùng Thái lan có thể tiết kiệm được từ 350-2.500 USD khi mua xe.
Cuộc tranh giành của người Nhật
Từ giữa thập niên đầu của thế kỷ 21, hãng xe Nhật Bản Nissan đã xác định tăng mạnh đầu tư, biến Thái Lan trở thành trung tâm cung cấp xe và phụ tùng cho khu vực Đông Nam Á, với lượng xuất khẩu lên đến 40.000-50.000 xe/năm. Thái Lan cũng tăng mạnh xuất khẩu phụ tùng sang Indonesia, Malaysia và Philippines.
Philippines cũng là “căn cứ lớn” của các hãng xe Nhật, hiện chiếm 80% thị phần. Thị trường nước này đang được phân định rõ với việc xe du lịch chiếm 55% thị phần, xe thương mại chiếm 45% thị phần.
Chính phủ Philippines có những chính sách rõ ràng về phát triển công nghiệp ôtô, bằng việc ban hành Chương trình phát triển xe hơi (MVDP), trong đó quy định các nhà sản xuất phải sử dụng ít nhất 40% phụ tùng sản xuất trong nước.
MVDP được ban hành vào năm 1987. Vào thời điểm này, có ba hãng xe Nhật hiện diện tại đây. Năm 1995, Philippinnes mở cửa cho các nhà nhập khẩu và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.
Mối lo
Malaysia hiện là quốc gia Đông Nam Á duy nhất có mác xe riêng của mình.
Việt Nam hiện đang là điểm đến của nhiều nhà sản xuất xe hơi nước ngoài. Với 86 triệu dân, Việt Nam hiện mới có khoảng một triệu xe hơi và 26 triệu phương tiện giao thông cá nhân khác lưu thông trên đường.
Lượng xe hơi được tiêu thụ tăng nhanh ở Việt Nam trong hai năm qua, đặc biệt là mức tăng đối với dòng xe tải, xe buýt và xe đặc chủng.
Nhiều nước ASEAN đang lo ngại rằng xe hơi và phụ tùng ôtô giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn vào khu vực này, gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất nội địa. Các quan chức Indonesia đã từng gửi thư cho Ban Thư ký ASEAN để bày tỏ điều này./.
Sức mạnh công nghiệp ôtô Trung Quốc
Năm 2009, Trung Quốc sản xuất gần 13,8 triệu xe hơi các loại. Số xe xuất khẩu trong năm nay cũng tăng tới 46% so với cùng kỳ năm trước, cho dù về số lượng chỉ chiếm 2,6% lượng xe nước này sản xuất ra. Những con số “khổng lồ” này xuất hiện tại Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi khủng hoảng.
Thị trường Trung Quốc bỗng tăng vọt nhu cầu tiêu thụ xe hơi. Theo các con số thống kê, tại Bắc Kinh, mỗi ngày có tới 1.500 xe được đăng ký lưu hành. Tuy nhiên, ngoài việc phát triển thị trường nội địa, nhiều hãng xe Trung Quốc đã chú trọng xuất khẩu sản phẩm của mình. Các thị trường đang tiêu thụ nhiều xe và phụ tùng ôtô Trung Quốc là Trung Đông, châu Phi và Nga.
Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, có hiệu lực từ 1/1/2010 được coi là “cánh cửa” mở ra con đường đưa xe hơi và phụ tùng ôtô Trung Quốc tràn vào các nước Đông Nam Á.
Theo các thỏa thuận, ngay từ ngày đầu tiên của tháng Giêng năm nay, Trung Quốc và sáu quốc gia ASEAN gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Bruney sẽ chỉ áp thuế ở mức 0,1% đến 0,6% cho mặt hàng xe hơi và phụ tùng ôtô. Các nước còn lại là Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia sẽ áp dụng các mức thuế này vào năm 2015.
Các hãng xe Trung Quốc ngay lập tức nhập cuộc. Đầu tháng Giêng năm nay, hãng xe đại lục Geely Holding Group đã công bố kế hoạch liên kết với đối tác Đài Loan Yulon Motor để sản xuất mẫu xe sedan Panda cho riêng thị trường Đông Nam Á.
Theo tài liệu công bố, từ năm 2009, Geely và Yulon đã ký bản ghi nhớ về việc xây dựng một nhà máy liên doanh sản xuất xe Panda tại Đài Loan. Phụ tùng của xe phần lớn được nhập vào vùng lãnh thổ này từ nhà máy của Geely ở Hàng Châu. Hiện đang có nhiều động thái cho thấy bản thân Yulon Motor cũng đang tìm kiếm những đối tác ở Đông Nam Á để liên doanh sản xuất xe hơi.
Lợi thế và điểm yếu của thị trường Đông Nam Á
Vào năm 2007, 10 quốc gia thành viên ASEAN đã hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và dự kiến hoàn tất đàm phán với Australia và New Zealand vào năm 2013. Đây là bước tiến mới hướng đến việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Cũng vào thời điểm này, Trung Quốc sẽ là quốc gia sản xuất “hàng hiệu” lớn nhất thế giới. Về mặt hàng ôtô, năm 2009, các quốc gia ASEAN tiêu thụ 1,8 triệu xe các loại, với đa dạng các nhãn hiệu, bao gồm hầu hết các hãng xe Nhật và Mỹ, cùng với các mác xe như Opel Saap, Fiat.
Thái Lan hiện đang là thị trường xe hơi lớn nhất khu vực và đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ, về thị trường xe pick-up (bán tải). Chính phủ Thái Lan cũng đã có những chính sách kích cầu nội địa, bằng cách giảm thuế xe có dung tích động cơ đến 2.000cc, từ 35% xuống 30%. Đây là dòng xe chiếm tới 70% lượng xe đang lưu hành tại Thái Lan.
Mức giảm thuế này khiến người tiêu dùng Thái lan có thể tiết kiệm được từ 350-2.500 USD khi mua xe.
Cuộc tranh giành của người Nhật
Từ giữa thập niên đầu của thế kỷ 21, hãng xe Nhật Bản Nissan đã xác định tăng mạnh đầu tư, biến Thái Lan trở thành trung tâm cung cấp xe và phụ tùng cho khu vực Đông Nam Á, với lượng xuất khẩu lên đến 40.000-50.000 xe/năm. Thái Lan cũng tăng mạnh xuất khẩu phụ tùng sang Indonesia, Malaysia và Philippines.
Philippines cũng là “căn cứ lớn” của các hãng xe Nhật, hiện chiếm 80% thị phần. Thị trường nước này đang được phân định rõ với việc xe du lịch chiếm 55% thị phần, xe thương mại chiếm 45% thị phần.
Chính phủ Philippines có những chính sách rõ ràng về phát triển công nghiệp ôtô, bằng việc ban hành Chương trình phát triển xe hơi (MVDP), trong đó quy định các nhà sản xuất phải sử dụng ít nhất 40% phụ tùng sản xuất trong nước.
MVDP được ban hành vào năm 1987. Vào thời điểm này, có ba hãng xe Nhật hiện diện tại đây. Năm 1995, Philippinnes mở cửa cho các nhà nhập khẩu và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.
Mối lo
Malaysia hiện là quốc gia Đông Nam Á duy nhất có mác xe riêng của mình.
Việt Nam hiện đang là điểm đến của nhiều nhà sản xuất xe hơi nước ngoài. Với 86 triệu dân, Việt Nam hiện mới có khoảng một triệu xe hơi và 26 triệu phương tiện giao thông cá nhân khác lưu thông trên đường.
Lượng xe hơi được tiêu thụ tăng nhanh ở Việt Nam trong hai năm qua, đặc biệt là mức tăng đối với dòng xe tải, xe buýt và xe đặc chủng.
Nhiều nước ASEAN đang lo ngại rằng xe hơi và phụ tùng ôtô giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn vào khu vực này, gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất nội địa. Các quan chức Indonesia đã từng gửi thư cho Ban Thư ký ASEAN để bày tỏ điều này./.
Tùng Lâm (Vietnam+)