Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, sáng 14/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã giải đáp các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội xoay quanh bốn nhóm vấn đề lớn gồm: Tình trạng độc quyền doanh nghiệp ngành điện, xăng dầu và cơ chế điều hành giá năng lượng; Quy hoạch và chất lượng các công trình thủy điện, nhất là tình trạng an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2; các giải pháp bình ổn thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ và ổn định sản xuất.
Quyết tâm thực hiện giá năng lượng theo thị trường
Mở đầu phiên chất vấn, giải pháp các vấn đề về xóa bỏ tình trạng độc quyền của ngành điện và xăng dầu và thắc mắc của các đại biểu Quốc hội về thời hạn giải quyết vấn đề trên đã kéo dài hàng chục năm nay, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh điện, xăng dầu là hai ngành liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia và cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành lộ trình tiên tới xóa bỏ sự độc quyền doanh nghiệp trong ngành điện.
Theo đó, từ ngày 1/7/2012, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ được thực hiện thí điểm. Đến 2014 sẽ tiến hành và thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Đến năm 2022 sẽ tiến hành bán lẻ điện cạnh tranh. Sở dĩ lộ trình này kéo dài vì thị trường điện là vấn đề mới mẻ với một nước vừa chuyển từ bao cấp sang thị trường như Việt Nam. Bên cạnh đó, điện là mặt hàng đặc biệt liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội nên bước đi phải thận trọng.
Tương tự như vậy, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết trước đây, kinh doanh xăng dầu chỉ có Petrolimex, Xăng dầu Quân đội, Dầu khí… Thực hiện lộ trình giá xăng dầu theo thị trường, đến nay, cả nước đã có 12 đầu mối kinh doanh xăng dầu gồm cả doanh nghiệp Nhà nước, ngoài nhà nước... cơ bản đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đến nay, Petrolimex vẫn chiếm khoảng 60% thị phần xăng dầu để đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng đất nước và bình ổn giá thị trường khi cần thiết.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định việc điều hành xăng dầu là trách nhiệm chung của Chính phủ mà đầu mối là liên Bộ Công Thương và Tài chính. Với tinh thần Nghị định 84, có 12 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu và có doanh nghiệp không lệ thuộc vào bộ chủ quan nên không có cơ sở nói là có lợi ích nhóm.
Về những bất hợp lý trong giá than cho điện, giá điện cho thép, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết giá than hiện nay đã theo cơ chế thị trường. Giá than cho điện mới chỉ bằng 60% giá thị trường. Ngành điện đang thực hiện việc cung cấp điện cho đời sống nên một số ngành đang được hưởng lợi như thép. Trong hướng điều chỉnh giá điện tới đây, Chính phủ sẽ tính tới yếu tố doanh nghiệp lợi dụng giá điện rẻ, sử dụng các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn điện để có sự điều tiết giá điện phù hợp.
Làm rõ thêm vấn đề chống độc quyền trong ngành điện và phát triển thị trường điện cạnh tranh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định đây là vấn đề được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt với sự tham gia của nhiều Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ... Đây cũng là vấn đề đã được được nêu ra trong Luật Điện lực 2005 và Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào đó đã phê duyệt lộ trình phát triển thị trường điện với các bước cụ thể.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh do tính chất phức tạp của việc hình thành thị trường điện,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải loại bỏ độc quyền trong sản xuất và kinh doanh điện nhưng phải thực hiện qua các bước hết sức thận trọng, bởi xóa bỏ độc quyển ngành điện thì vẫn phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của nền kinh tế. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu cụ thể từng bước thực hiện thị trường điện, trước hết là phải thực hiện các bước thử nghiệm, sau thử nghiệm phải có đánh giá; thử nghiệm tốt rồi mới được chuyển sang thực hiện các bước tiếp theo.
Vì vậy, dự thảo Luật Điện lực mà Bộ Công Thương đang trình Thủ tướng có đề cập tới vấn đề này, Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ không quyết định giá bán lẻ điện nữa mà chỉ quyết định khung bán lẻ, nguyên tắc tính giá bán lẻ để thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh. Phó Thủ tướng khẳng định nếu không thực hiện giá điện theo thị trường, sẽ không có doanh nghiệp nào mặn mà đầu tư vào lĩnh vực điện.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chia các nhà máy điện của EVN thành ba nhóm công ty phát điện tạo mô hình cạnh tranh trong khâu phát điện, đến khi thị trường cạnh tranh phát điện sẽ thực hiện từ ngày 1/7 tới hoạt động ổn định sẽ cho phép cổ phần hóa các công ty phát điện đó và ra cạnh tranh cùng với các nhà máy điện tư nhân. Đây là hướng đi mà Chính phủ chỉ đạo hết sức quyết liệt, đồng thời với nó xây dựng các cơ chế, văn bản quy phạm pháp luật phù hợp cho đồng bộ. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo theo hướng này và thường xuyên báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện.
Đập Thủy điện sông Tranh vẫn an toàn
Liên quan đến công trình thủy điện Sông Tranh 2 đang bị rò rỉ nước tại đập thủy điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết theo thống kê bước đầu, trên thế giới có khoảng 600 công trình thủy điện sử dụng phương pháp bê tông đầm lăng để xây dựng đập; trong đó, Việt Nam có 12 công trình mà đáng chú ý có công trình cực lớn đó là thủy điện Sơn La và nhiều công trình quy mô tương đối lớn như Bản Vẽ.
Thủy điện Sông Tranh 2 cũng sử dụng phương pháp bêtông đầm lăn dựa vào quy chuẩn của Nga và Hoa Kỳ. Trong quá trình thiết kế, thi công, chủ đầu tư đã thuê tư vấn nước ngoài, trong đó có tư vấn của Nhật Bản. Trước hiện tượng rò rỉ nước tại đập, Chính phủ đã chỉ đạo và EVN đã khẩn trương tìm các giải pháp khắc phục. Bộ xây dựng, Hội đồng giám định chất lượng của Nhà nước cũng đã nhiều lần vào kiểm tra. Theo đó, để khắc phục hiện tượng rò rỉ nước, giải pháp sẽ là dán các khe nhiệt để trong quá trình bê tông co ngót đảm bảo không ảnh hưởng đến đập.
Làm rõ hơn về tình trạng an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định: Sau khi xử lý, đập thủy điện Sông Tranh đã an toàn bởi thiết kế an toàn và được tư vấn Nhật bản Nippon khẳng định. Bên cạnh đó, nền của đạp Sông Tranh là nền đá granit. Yếu tố thi công cũng an toàn do đập đã tích nước tức là đã chiết tải đủ theo thiết kế là ở cốt 175 vào thời kỳ tháng 11 năm 2011 và sau 4 tháng tích nước có hiện tượng rò rỉ, đây không thể gọi là sự cố, bởi sự cố phải đổ vỡ công trình mà theo đúng qui định của Luật xây dựng, đây gọi là hiện tượng thấm nước.
Vấn đề phải khắc phục thấm nước, hiện nay Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cùng với Bộ Công Thương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt tập trung chỉ đạo chủ đầu tư và chủ đầu tư đang tập trung chống thấm, cố gắng hoàn thành trước mùa lũ. Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng yêu cầu phải có tư vấn độc lập nữa của Thụy Sĩ để kiểm tra chéo lại xem đập này an toàn như thế nào. Vì vậy, chỉ khi đập không an toàn mới thực hiện di dân.
Dẫn chứng về trường hợp các đạp bê tông đàm lăn bị rò nước và nước xử lý thành công, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết thêm: Hoa Kỳ có 2 đập lớn là đập Inlowcrik và đập Steinwarker. Đây là 2 đập bê tông đầm lăn bị thấm nước tới 200 lít/s, gấp 3 lần độ thấm nước của đập thủy điện sông Tranh nhưng khi xử lý xong, hai đập này vẫn hoạt động an toàn.
Bộ trưởng Dũng cũng khẳng định Chính phủ giao cho đây là công trình thuộc diện kiểm tra và Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã kiểm tra và đồng ý cho tích nước trên cơ sở nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu. Khi có hiện tượng thấm nước, hội đồng đã vào cuộc khẩn trương, các chuyên gia đã vào cuộc để xử lý vấn đề này một cách tích cực. Nếu đập này có vấn đề, Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Giải đáp các thắc mắc về vấn đề khắc phục tình trạng phá rừng làm thủy điện, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và nước phục vụ sinh hoạt; giải pháp với các công trình điện nằm trong quy hoạch nhưng chưa triển khai đúng tiến độ hoặc chưa triển khai... Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết cho biết để khắc phục các tồn tại trong phát triển công trình thủy điện, giải pháp đầu tiên là rà soát quy hoạch. Giải pháp thứ hai là yêu cầu các chủ đầu tư trong quá trình xây dựng và vận hành các dự án của mình phải tuân thủ nghiêm túc các quy định xung quanh vấn đề về phát điện, phòng lũ, cấp nước, thực hiện theo quy trình điều tiết hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ ba, đối với vấn đề môi trường, theo quy định khi lấy 1ha rừng để phục vụ cho công trình thủy điện sẽ phải trồng trả lại 1ha rừng, đây là quy định của Chính phủ bởi để có 1 MW công suất thủy điện, chúng ta phải sử dụng 6,2ha đất các loại, trong đó có 3,98 ha đất rừng và 2,2ha đất canh tác và đất ở. Vì thế, một trong những biện pháp thời gian tới đây cần phải thực hiện một cách căn cơ là các địa phương cùng với các chủ đầu tư và Bộ Công Thương phối hợp để xác định diện tích này. Nếu không được, cần xem lại tính khả thi của dự án, điều này rất khó nhưng phải làm.
Doanh nghiệp phải chủ động
Trả lời câu hỏi của nhiều đại biểu về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là giải quyết hàng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản vào Trung Quốc, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ rõ giải pháp căn cơ chính là tăng cường hệ thống dịch vụ kỹ thuật giao nhận kho vận (Logistic) tại những cửa khẩu gần khu vực biên giới nơi chúng ta tập kết hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Khi chủ động về kho chứa, bến bãi, có hệ thống phân loại sản phẩm, chúng ta sẽ chủ động hơn và có thể kéo dài thời gian lưu giữ sản phẩm, nâng cao được chất lượng. Chính phủ đang chỉ đạo, trước hết làm tại khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn, trên Lào Cai, Móng Cái.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã bàn với phía Trung Quốc và khoảng cuối năm nay sẽ ký với Bộ Thương mại Trung Quốc thỏa thuận khung về việc Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Ngoài ra, Bộ sẽ phối hợp với các thương vụ tăng cường cung cấp thông tin chính xác, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn các quy định của thị trường xuất khẩu của mỗi nước để doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu phù hợp.
Về giải quyết hàng tồn kho, giải pháp trước hết là thực hiện Nghị quyết 11, 13; trong đó chú trọng tới các giải pháp về thuế và tài chính. Bộ Công Thương đã đề xuất thêm môt số giải pháp như tạm trữ gạo, muối, giúp bình ổn thị trường. Đối với sản phẩm công nghiệp, cùng với các giải pháp xúc tiến thương mại quốc tế góp phần giúp doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, Bộ cũng sẽ phối hợp đồng bộ với Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trách nhiệm giải phóng hàng tồn kho còn là trách nhiệm của doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của nhân dân, Chính phủ.
Liên quan tới tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc thu mua trực tiếp nông sản tại Việt Nam, Bộ trưởng Hoàng cho biết thương nhân Trung Quốc cũng như thương nhân nước ngoài nói chung khi hoạt động thương mại ở Việt Nam đã có Luật thương mại điều chỉnh và thêm vào nữa từ năm 2007 khi nước ta trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, lại có những điều, khoản điều chỉnh hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Vừa qua một số thương nhân nước ngoài, trong đó đặc biệt là thương nhân Trung Quốc có các hoạt động thương mại ở Việt Nam, Bộ Công Thương đã kiểm tra và thấy rằng bên cạnh một số các doanh nghiệp, một số thương nhân người ta chấp hành đúng quy định của luật pháp Việt Nam, cũng như cam kết quốc tế của Việt Nam, cũng có xuất hiện một số trường hợp thương nhân, thương lái nước ngoài, trong đó có Trung Quốc thực hiện không đúng quy định của Việt Nam, có biểu hiện trực tiếp tham gia vào việc thu mua, thu gom xuất khẩu, dẫn đến tình trạng nợ đọng đối với người dân bán sản phẩm cho họ.
Bộ đã tiến hành việc kiểm tra, yêu cầu sở Công Thương ở các địa phương nơi xuất hiện tình trạng này phải rà soát lại, nếu phát hiện những hành vi sai trái của thương nhân, thương lái nước ngoài kịp thời báo cáo với Ủy ban Nhân dân các cấp, báo cáo với Bộ Công Thương để có biện pháp xử lý theo Luật thương mại. Tùy thuộc vào hành vi vi phạm ở mức độ chưa nghiêm trọng, cơ quan chức năng có nhắc nhở, thậm chí phạt, nếu ở mức độ nghiêm trọng yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng và phải đền bù các thiệt hại gây ra.
Bên cạnh đó, giải tới đây là tiếp tục rà soát các quy định pháp luật, nếu thấy quy định còn có kẽ hở để doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng sẽ phải tiếp tục hoàn chỉnh các quy định này. Ngoài ra, giải pháp cần thực hiện vẫn là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát với sự vào cuộc của các doanh nghiệp trong cả nước, của nhân dân, của dư luận để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý./.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã giải đáp các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội xoay quanh bốn nhóm vấn đề lớn gồm: Tình trạng độc quyền doanh nghiệp ngành điện, xăng dầu và cơ chế điều hành giá năng lượng; Quy hoạch và chất lượng các công trình thủy điện, nhất là tình trạng an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2; các giải pháp bình ổn thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ và ổn định sản xuất.
Quyết tâm thực hiện giá năng lượng theo thị trường
Mở đầu phiên chất vấn, giải pháp các vấn đề về xóa bỏ tình trạng độc quyền của ngành điện và xăng dầu và thắc mắc của các đại biểu Quốc hội về thời hạn giải quyết vấn đề trên đã kéo dài hàng chục năm nay, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh điện, xăng dầu là hai ngành liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia và cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành lộ trình tiên tới xóa bỏ sự độc quyền doanh nghiệp trong ngành điện.
Theo đó, từ ngày 1/7/2012, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ được thực hiện thí điểm. Đến 2014 sẽ tiến hành và thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Đến năm 2022 sẽ tiến hành bán lẻ điện cạnh tranh. Sở dĩ lộ trình này kéo dài vì thị trường điện là vấn đề mới mẻ với một nước vừa chuyển từ bao cấp sang thị trường như Việt Nam. Bên cạnh đó, điện là mặt hàng đặc biệt liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội nên bước đi phải thận trọng.
Tương tự như vậy, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết trước đây, kinh doanh xăng dầu chỉ có Petrolimex, Xăng dầu Quân đội, Dầu khí… Thực hiện lộ trình giá xăng dầu theo thị trường, đến nay, cả nước đã có 12 đầu mối kinh doanh xăng dầu gồm cả doanh nghiệp Nhà nước, ngoài nhà nước... cơ bản đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đến nay, Petrolimex vẫn chiếm khoảng 60% thị phần xăng dầu để đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng đất nước và bình ổn giá thị trường khi cần thiết.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định việc điều hành xăng dầu là trách nhiệm chung của Chính phủ mà đầu mối là liên Bộ Công Thương và Tài chính. Với tinh thần Nghị định 84, có 12 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu và có doanh nghiệp không lệ thuộc vào bộ chủ quan nên không có cơ sở nói là có lợi ích nhóm.
Về những bất hợp lý trong giá than cho điện, giá điện cho thép, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết giá than hiện nay đã theo cơ chế thị trường. Giá than cho điện mới chỉ bằng 60% giá thị trường. Ngành điện đang thực hiện việc cung cấp điện cho đời sống nên một số ngành đang được hưởng lợi như thép. Trong hướng điều chỉnh giá điện tới đây, Chính phủ sẽ tính tới yếu tố doanh nghiệp lợi dụng giá điện rẻ, sử dụng các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn điện để có sự điều tiết giá điện phù hợp.
Làm rõ thêm vấn đề chống độc quyền trong ngành điện và phát triển thị trường điện cạnh tranh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định đây là vấn đề được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt với sự tham gia của nhiều Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ... Đây cũng là vấn đề đã được được nêu ra trong Luật Điện lực 2005 và Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào đó đã phê duyệt lộ trình phát triển thị trường điện với các bước cụ thể.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh do tính chất phức tạp của việc hình thành thị trường điện,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải loại bỏ độc quyền trong sản xuất và kinh doanh điện nhưng phải thực hiện qua các bước hết sức thận trọng, bởi xóa bỏ độc quyển ngành điện thì vẫn phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của nền kinh tế. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu cụ thể từng bước thực hiện thị trường điện, trước hết là phải thực hiện các bước thử nghiệm, sau thử nghiệm phải có đánh giá; thử nghiệm tốt rồi mới được chuyển sang thực hiện các bước tiếp theo.
Vì vậy, dự thảo Luật Điện lực mà Bộ Công Thương đang trình Thủ tướng có đề cập tới vấn đề này, Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ không quyết định giá bán lẻ điện nữa mà chỉ quyết định khung bán lẻ, nguyên tắc tính giá bán lẻ để thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh. Phó Thủ tướng khẳng định nếu không thực hiện giá điện theo thị trường, sẽ không có doanh nghiệp nào mặn mà đầu tư vào lĩnh vực điện.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chia các nhà máy điện của EVN thành ba nhóm công ty phát điện tạo mô hình cạnh tranh trong khâu phát điện, đến khi thị trường cạnh tranh phát điện sẽ thực hiện từ ngày 1/7 tới hoạt động ổn định sẽ cho phép cổ phần hóa các công ty phát điện đó và ra cạnh tranh cùng với các nhà máy điện tư nhân. Đây là hướng đi mà Chính phủ chỉ đạo hết sức quyết liệt, đồng thời với nó xây dựng các cơ chế, văn bản quy phạm pháp luật phù hợp cho đồng bộ. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo theo hướng này và thường xuyên báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện.
Đập Thủy điện sông Tranh vẫn an toàn
Liên quan đến công trình thủy điện Sông Tranh 2 đang bị rò rỉ nước tại đập thủy điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết theo thống kê bước đầu, trên thế giới có khoảng 600 công trình thủy điện sử dụng phương pháp bê tông đầm lăng để xây dựng đập; trong đó, Việt Nam có 12 công trình mà đáng chú ý có công trình cực lớn đó là thủy điện Sơn La và nhiều công trình quy mô tương đối lớn như Bản Vẽ.
Thủy điện Sông Tranh 2 cũng sử dụng phương pháp bêtông đầm lăn dựa vào quy chuẩn của Nga và Hoa Kỳ. Trong quá trình thiết kế, thi công, chủ đầu tư đã thuê tư vấn nước ngoài, trong đó có tư vấn của Nhật Bản. Trước hiện tượng rò rỉ nước tại đập, Chính phủ đã chỉ đạo và EVN đã khẩn trương tìm các giải pháp khắc phục. Bộ xây dựng, Hội đồng giám định chất lượng của Nhà nước cũng đã nhiều lần vào kiểm tra. Theo đó, để khắc phục hiện tượng rò rỉ nước, giải pháp sẽ là dán các khe nhiệt để trong quá trình bê tông co ngót đảm bảo không ảnh hưởng đến đập.
Làm rõ hơn về tình trạng an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định: Sau khi xử lý, đập thủy điện Sông Tranh đã an toàn bởi thiết kế an toàn và được tư vấn Nhật bản Nippon khẳng định. Bên cạnh đó, nền của đạp Sông Tranh là nền đá granit. Yếu tố thi công cũng an toàn do đập đã tích nước tức là đã chiết tải đủ theo thiết kế là ở cốt 175 vào thời kỳ tháng 11 năm 2011 và sau 4 tháng tích nước có hiện tượng rò rỉ, đây không thể gọi là sự cố, bởi sự cố phải đổ vỡ công trình mà theo đúng qui định của Luật xây dựng, đây gọi là hiện tượng thấm nước.
Vấn đề phải khắc phục thấm nước, hiện nay Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cùng với Bộ Công Thương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt tập trung chỉ đạo chủ đầu tư và chủ đầu tư đang tập trung chống thấm, cố gắng hoàn thành trước mùa lũ. Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng yêu cầu phải có tư vấn độc lập nữa của Thụy Sĩ để kiểm tra chéo lại xem đập này an toàn như thế nào. Vì vậy, chỉ khi đập không an toàn mới thực hiện di dân.
Dẫn chứng về trường hợp các đạp bê tông đàm lăn bị rò nước và nước xử lý thành công, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết thêm: Hoa Kỳ có 2 đập lớn là đập Inlowcrik và đập Steinwarker. Đây là 2 đập bê tông đầm lăn bị thấm nước tới 200 lít/s, gấp 3 lần độ thấm nước của đập thủy điện sông Tranh nhưng khi xử lý xong, hai đập này vẫn hoạt động an toàn.
Bộ trưởng Dũng cũng khẳng định Chính phủ giao cho đây là công trình thuộc diện kiểm tra và Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã kiểm tra và đồng ý cho tích nước trên cơ sở nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu. Khi có hiện tượng thấm nước, hội đồng đã vào cuộc khẩn trương, các chuyên gia đã vào cuộc để xử lý vấn đề này một cách tích cực. Nếu đập này có vấn đề, Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Giải đáp các thắc mắc về vấn đề khắc phục tình trạng phá rừng làm thủy điện, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và nước phục vụ sinh hoạt; giải pháp với các công trình điện nằm trong quy hoạch nhưng chưa triển khai đúng tiến độ hoặc chưa triển khai... Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết cho biết để khắc phục các tồn tại trong phát triển công trình thủy điện, giải pháp đầu tiên là rà soát quy hoạch. Giải pháp thứ hai là yêu cầu các chủ đầu tư trong quá trình xây dựng và vận hành các dự án của mình phải tuân thủ nghiêm túc các quy định xung quanh vấn đề về phát điện, phòng lũ, cấp nước, thực hiện theo quy trình điều tiết hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ ba, đối với vấn đề môi trường, theo quy định khi lấy 1ha rừng để phục vụ cho công trình thủy điện sẽ phải trồng trả lại 1ha rừng, đây là quy định của Chính phủ bởi để có 1 MW công suất thủy điện, chúng ta phải sử dụng 6,2ha đất các loại, trong đó có 3,98 ha đất rừng và 2,2ha đất canh tác và đất ở. Vì thế, một trong những biện pháp thời gian tới đây cần phải thực hiện một cách căn cơ là các địa phương cùng với các chủ đầu tư và Bộ Công Thương phối hợp để xác định diện tích này. Nếu không được, cần xem lại tính khả thi của dự án, điều này rất khó nhưng phải làm.
Doanh nghiệp phải chủ động
Trả lời câu hỏi của nhiều đại biểu về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là giải quyết hàng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản vào Trung Quốc, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ rõ giải pháp căn cơ chính là tăng cường hệ thống dịch vụ kỹ thuật giao nhận kho vận (Logistic) tại những cửa khẩu gần khu vực biên giới nơi chúng ta tập kết hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Khi chủ động về kho chứa, bến bãi, có hệ thống phân loại sản phẩm, chúng ta sẽ chủ động hơn và có thể kéo dài thời gian lưu giữ sản phẩm, nâng cao được chất lượng. Chính phủ đang chỉ đạo, trước hết làm tại khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn, trên Lào Cai, Móng Cái.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã bàn với phía Trung Quốc và khoảng cuối năm nay sẽ ký với Bộ Thương mại Trung Quốc thỏa thuận khung về việc Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Ngoài ra, Bộ sẽ phối hợp với các thương vụ tăng cường cung cấp thông tin chính xác, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn các quy định của thị trường xuất khẩu của mỗi nước để doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu phù hợp.
Về giải quyết hàng tồn kho, giải pháp trước hết là thực hiện Nghị quyết 11, 13; trong đó chú trọng tới các giải pháp về thuế và tài chính. Bộ Công Thương đã đề xuất thêm môt số giải pháp như tạm trữ gạo, muối, giúp bình ổn thị trường. Đối với sản phẩm công nghiệp, cùng với các giải pháp xúc tiến thương mại quốc tế góp phần giúp doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, Bộ cũng sẽ phối hợp đồng bộ với Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trách nhiệm giải phóng hàng tồn kho còn là trách nhiệm của doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của nhân dân, Chính phủ.
Liên quan tới tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc thu mua trực tiếp nông sản tại Việt Nam, Bộ trưởng Hoàng cho biết thương nhân Trung Quốc cũng như thương nhân nước ngoài nói chung khi hoạt động thương mại ở Việt Nam đã có Luật thương mại điều chỉnh và thêm vào nữa từ năm 2007 khi nước ta trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, lại có những điều, khoản điều chỉnh hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Vừa qua một số thương nhân nước ngoài, trong đó đặc biệt là thương nhân Trung Quốc có các hoạt động thương mại ở Việt Nam, Bộ Công Thương đã kiểm tra và thấy rằng bên cạnh một số các doanh nghiệp, một số thương nhân người ta chấp hành đúng quy định của luật pháp Việt Nam, cũng như cam kết quốc tế của Việt Nam, cũng có xuất hiện một số trường hợp thương nhân, thương lái nước ngoài, trong đó có Trung Quốc thực hiện không đúng quy định của Việt Nam, có biểu hiện trực tiếp tham gia vào việc thu mua, thu gom xuất khẩu, dẫn đến tình trạng nợ đọng đối với người dân bán sản phẩm cho họ.
Bộ đã tiến hành việc kiểm tra, yêu cầu sở Công Thương ở các địa phương nơi xuất hiện tình trạng này phải rà soát lại, nếu phát hiện những hành vi sai trái của thương nhân, thương lái nước ngoài kịp thời báo cáo với Ủy ban Nhân dân các cấp, báo cáo với Bộ Công Thương để có biện pháp xử lý theo Luật thương mại. Tùy thuộc vào hành vi vi phạm ở mức độ chưa nghiêm trọng, cơ quan chức năng có nhắc nhở, thậm chí phạt, nếu ở mức độ nghiêm trọng yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng và phải đền bù các thiệt hại gây ra.
Bên cạnh đó, giải tới đây là tiếp tục rà soát các quy định pháp luật, nếu thấy quy định còn có kẽ hở để doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng sẽ phải tiếp tục hoàn chỉnh các quy định này. Ngoài ra, giải pháp cần thực hiện vẫn là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát với sự vào cuộc của các doanh nghiệp trong cả nước, của nhân dân, của dư luận để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý./.
Kim Anh (TTXVN)