Tờ Bưu điện Tài chính (Canada) số ra mới đây nhận định trong khi các thị trường tiếp tục lo ngại về xu hướng "bán tháo" hàng hóa và những đồng nội tệ có lợi tức cao, đồng USD có thể được hỗ trợ.
Đồng USD dường như đang phục hồi so với các đồng nội tệ của Canada, Australia, New Zealand, Thụy Điển và Na Uy, nhưng lại mất giá so với các đồng tiền lớn như euro, yen, franc Thụy Sĩ và bảng Anh.
Nhà chiến lược về tiền tệ của Citigroup, ông Valentin Marinov cho rằng sự tạm thời giảm giá của đồng USD so với bốn đồng tiền chủ chốt trên xuất phát từ các nguyên nhân sau.
Thứ nhất, các nhà đầu tư có thể quan ngại về khả năng lặp lại chính sách năm 1994, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed, Ngân hàng trung ương nước này) tiến gần hơn tới việc chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ.
Việc siết chặt tiền tệ có thể khiến đồng USD dễ bị tổn thương. Phần nào sự mất giá hiện nay của đồng USD cũng liên quan đến cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) vào ngày 19/6 tới.
Theo ông Marinov, trong bối cảnh tâm lý lo ngại bao trùm thị trường, giữa lúc cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đều từ chối thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát sự biến động tỷ giá, các nhà đầu tư nên chuẩn bị trước khả năng đồng USD tiếp tục giảm giá so với đồng yen và nhất là đồng euro."
Thứ hai là khả năng tiếp tục giảm giá của đồng USD so với đồng yen và euro. Đối với tỷ giá USD/euro, sự phục hồi của đồng tiền chung châu Âu có quan hệ đến sự tăng giá của đồng euro so với các đồng nội tệ của các nước nhỏ hơn trong nhóm mười quốc gia phát triển (G10).
Vậy sự suy yếu của đồng USD có kéo dài hay không? Ông Marinov tin rằng sự mất giá của đồng USD là tạm thời và có thể sớm kết thúc, nhất là khi Fed quyết định việc ngừng hoặc giảm chính sách nới lỏng tiền tệ.
Bất chấp những biến động gần đây liên quan tới giá cổ phiếu, trái phiếu và ngoại hối, Fed liên tục đánh tiếng về khả năng kết thúc chính sách nới lỏng.
Nếu Fed có thể kiểm soát biến động tiền tệ thông qua việc phân biệt rõ ràng giữa "ngừng" và "giảm dần" việc nới lỏng tiền tệ, đồng USD sẽ được hỗ trợ./.
Đồng USD dường như đang phục hồi so với các đồng nội tệ của Canada, Australia, New Zealand, Thụy Điển và Na Uy, nhưng lại mất giá so với các đồng tiền lớn như euro, yen, franc Thụy Sĩ và bảng Anh.
Nhà chiến lược về tiền tệ của Citigroup, ông Valentin Marinov cho rằng sự tạm thời giảm giá của đồng USD so với bốn đồng tiền chủ chốt trên xuất phát từ các nguyên nhân sau.
Thứ nhất, các nhà đầu tư có thể quan ngại về khả năng lặp lại chính sách năm 1994, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed, Ngân hàng trung ương nước này) tiến gần hơn tới việc chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ.
Việc siết chặt tiền tệ có thể khiến đồng USD dễ bị tổn thương. Phần nào sự mất giá hiện nay của đồng USD cũng liên quan đến cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) vào ngày 19/6 tới.
Theo ông Marinov, trong bối cảnh tâm lý lo ngại bao trùm thị trường, giữa lúc cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đều từ chối thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát sự biến động tỷ giá, các nhà đầu tư nên chuẩn bị trước khả năng đồng USD tiếp tục giảm giá so với đồng yen và nhất là đồng euro."
Thứ hai là khả năng tiếp tục giảm giá của đồng USD so với đồng yen và euro. Đối với tỷ giá USD/euro, sự phục hồi của đồng tiền chung châu Âu có quan hệ đến sự tăng giá của đồng euro so với các đồng nội tệ của các nước nhỏ hơn trong nhóm mười quốc gia phát triển (G10).
Vậy sự suy yếu của đồng USD có kéo dài hay không? Ông Marinov tin rằng sự mất giá của đồng USD là tạm thời và có thể sớm kết thúc, nhất là khi Fed quyết định việc ngừng hoặc giảm chính sách nới lỏng tiền tệ.
Bất chấp những biến động gần đây liên quan tới giá cổ phiếu, trái phiếu và ngoại hối, Fed liên tục đánh tiếng về khả năng kết thúc chính sách nới lỏng.
Nếu Fed có thể kiểm soát biến động tiền tệ thông qua việc phân biệt rõ ràng giữa "ngừng" và "giảm dần" việc nới lỏng tiền tệ, đồng USD sẽ được hỗ trợ./.
Thanh Hoa (TTXVN)