Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 5/9, đánh giá về tính rủi ro của việc lạm phát có thể quay trở lại, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong kế hoạch năm 2013, Chính phủ vẫn đặt mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là luôn luôn phải cảnh giác với lạm phát cao quay trở lại.
Dù có nhiều tác động nhưng Chính phủ vẫn kiên trì, kiên quyết giữ các biện pháp điều hành để lạm phát giữ ở mức như kế hoạch đề ra đầu năm - dưới 2 con số.
Chính phủ dự kiến trong những tháng tới, có một số yếu tố thế giới và trong nước, lạm phát có thể giữ ở mức 7%. Mức này phải giảm tiếp trong những năm tới đây. Nếu chủ quan, lạm phát cao hoàn toàn có thể quay trở lại, kéo theo nhiều hệ lụy. Trong thời gian tới, một số doanh nghiệp, thậm chí một số cộng đồng dân cư sẽ bị ảnh hưởng nhưng Chính phủ sẽ kiên trì với mục tiêu trên.
Trả lời câu hỏi của một số phóng viên báo chí về giải pháp trấn áp loại tội phạm thâu tóm ngân hàng trái pháp luật, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy định chính xác về tội phạm thâu tóm ngân hàng trái pháp luật nhưng có tội kinh doanh trái phép, đầu cơ. Những tội này đều có thể nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế.
Một trong những nguyên nhân của sự bất ổn nền kinh tế thời gian qua là do hệ thống ngân hàng chưa vững mạnh. Vì vậy, một trong ba khâu tái cơ cấu cần chú ý đó là tái có cấu lại ngân hàng. Để bảo đảm nền kinh tế phát triển lành mạnh, nhiệm vụ này phải đặt lên hàng đầu.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, trước khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các ngành chức năng từ thanh tra cho đến các cơ quan điều tra đặt nhiệm vụ quan trọng vào nhóm tội phạm ngân hàng, tín dụng, đặc biệt là các hành vi nhằm thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Nhất định phải làm trong sạch hệ thống ngân hàng để bảo đảm "mạch máu" của nền kinh tế được thông suốt, trong sạch. Bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh, không có bất cứ một vùng cấm nào - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Đối với việc ông Dương Chí Dũng bị bắt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, việc tiến hành điều tra khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đặc biệt với ông Dương Chí Dũng đều được chỉ đạo theo đúng pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát từ đầu vụ việc này. Khi quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt được ban hành, việc thực hiện kế hoạch của Bộ Công an chưa chặt chẽ nên ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Cơ quan công an đã kêu gọi đầu thú và sau đó có lệnh truy nã trong nước, quốc tế. Hiện ông Dũng đã bị bắt. Trong thông tin chính thức của Bộ Công an cũng đã kêu gọi những ai bao che cho ông Dương Chí Dũng nên tự thú để được hưởng khoan hồng.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu bắt bằng được ông Dũng, đồng thời làm rõ người bao che, tiếp tay cho việc bỏ trốn của ông Dũng. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát vụ việc đúng với tinh thần mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và cá nhân nào vi phạm đều sẽ bị xử lý./.
Dù có nhiều tác động nhưng Chính phủ vẫn kiên trì, kiên quyết giữ các biện pháp điều hành để lạm phát giữ ở mức như kế hoạch đề ra đầu năm - dưới 2 con số.
Chính phủ dự kiến trong những tháng tới, có một số yếu tố thế giới và trong nước, lạm phát có thể giữ ở mức 7%. Mức này phải giảm tiếp trong những năm tới đây. Nếu chủ quan, lạm phát cao hoàn toàn có thể quay trở lại, kéo theo nhiều hệ lụy. Trong thời gian tới, một số doanh nghiệp, thậm chí một số cộng đồng dân cư sẽ bị ảnh hưởng nhưng Chính phủ sẽ kiên trì với mục tiêu trên.
Trả lời câu hỏi của một số phóng viên báo chí về giải pháp trấn áp loại tội phạm thâu tóm ngân hàng trái pháp luật, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy định chính xác về tội phạm thâu tóm ngân hàng trái pháp luật nhưng có tội kinh doanh trái phép, đầu cơ. Những tội này đều có thể nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế.
Một trong những nguyên nhân của sự bất ổn nền kinh tế thời gian qua là do hệ thống ngân hàng chưa vững mạnh. Vì vậy, một trong ba khâu tái cơ cấu cần chú ý đó là tái có cấu lại ngân hàng. Để bảo đảm nền kinh tế phát triển lành mạnh, nhiệm vụ này phải đặt lên hàng đầu.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, trước khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các ngành chức năng từ thanh tra cho đến các cơ quan điều tra đặt nhiệm vụ quan trọng vào nhóm tội phạm ngân hàng, tín dụng, đặc biệt là các hành vi nhằm thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Nhất định phải làm trong sạch hệ thống ngân hàng để bảo đảm "mạch máu" của nền kinh tế được thông suốt, trong sạch. Bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh, không có bất cứ một vùng cấm nào - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Đối với việc ông Dương Chí Dũng bị bắt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, việc tiến hành điều tra khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đặc biệt với ông Dương Chí Dũng đều được chỉ đạo theo đúng pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát từ đầu vụ việc này. Khi quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt được ban hành, việc thực hiện kế hoạch của Bộ Công an chưa chặt chẽ nên ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Cơ quan công an đã kêu gọi đầu thú và sau đó có lệnh truy nã trong nước, quốc tế. Hiện ông Dũng đã bị bắt. Trong thông tin chính thức của Bộ Công an cũng đã kêu gọi những ai bao che cho ông Dương Chí Dũng nên tự thú để được hưởng khoan hồng.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu bắt bằng được ông Dũng, đồng thời làm rõ người bao che, tiếp tay cho việc bỏ trốn của ông Dũng. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát vụ việc đúng với tinh thần mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và cá nhân nào vi phạm đều sẽ bị xử lý./.
Phúc Hằng (TTXVN)