Ông Nguyễn Văn Đấu, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian gần đây, Vườn quốc gia xuất hiện nhiều loài động vật hoang dã quí hiếm, trong đó nhiều nhất là heo rừng, một loại động vật mà hơn 20 năm qua ít thấy xuất hiện.
Trước đây vào ban đêm, chỉ thấy heo rừng ra đường tìm thức ăn với số lượng hàng chục con, bây giờ khi kiểm tra sâu trong rừng có dấu chân heo rừng dẫm thành đường mòn ngang dọc, chứng tỏ số lượng heo rừng ở đây lên tới hàng trăm con.
Vườn quốc gia U Minh Hạ có diện tích lên tới 8.000 ha, trong đó có nhiều khu rừng nguyên sinh từ 15-20 năm tuổi. Nhờ được quản lý, bảo vệ tốt nên Vườn phát triển nhanh và là môi trường lý tưởng cho động vật hoang dã sinh sôi phát triển. Ngoài đàn heo rừng đông đúc, nơi đây còn xuất hiện nhiều loài động vật hoang dã quí hiếm khác như nai, khỉ, kì đà, hàng chục loài trăn, rắn, cá sấu, chim thú…
Để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho động vật hoang dã phát triển, Ban quản lý vườn quốc gia triển khai nhiều biện pháp tích cực, nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt động vật hoang dã trong rừng. Đặc biệt, ở khu rừng nguyên sinh, ngoài nhân viên kiểm lâm không ai được phép ra vào và không mở cửa cho khách tham quan du lịch.
Với nhiều biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, Vườn quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau không chỉ là môi trường thích nghi với động vật hoang dã, mà còn là địa chỉ hấp dẫn của các nhà nghiên cứu khoa học, khách tham quan du lịch trong và ngoài nước./.
Trước đây vào ban đêm, chỉ thấy heo rừng ra đường tìm thức ăn với số lượng hàng chục con, bây giờ khi kiểm tra sâu trong rừng có dấu chân heo rừng dẫm thành đường mòn ngang dọc, chứng tỏ số lượng heo rừng ở đây lên tới hàng trăm con.
Vườn quốc gia U Minh Hạ có diện tích lên tới 8.000 ha, trong đó có nhiều khu rừng nguyên sinh từ 15-20 năm tuổi. Nhờ được quản lý, bảo vệ tốt nên Vườn phát triển nhanh và là môi trường lý tưởng cho động vật hoang dã sinh sôi phát triển. Ngoài đàn heo rừng đông đúc, nơi đây còn xuất hiện nhiều loài động vật hoang dã quí hiếm khác như nai, khỉ, kì đà, hàng chục loài trăn, rắn, cá sấu, chim thú…
Để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho động vật hoang dã phát triển, Ban quản lý vườn quốc gia triển khai nhiều biện pháp tích cực, nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt động vật hoang dã trong rừng. Đặc biệt, ở khu rừng nguyên sinh, ngoài nhân viên kiểm lâm không ai được phép ra vào và không mở cửa cho khách tham quan du lịch.
Với nhiều biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, Vườn quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau không chỉ là môi trường thích nghi với động vật hoang dã, mà còn là địa chỉ hấp dẫn của các nhà nghiên cứu khoa học, khách tham quan du lịch trong và ngoài nước./.
Trần Thành Nên (TTXVN)