Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa của Campuchia từ Việt Nam tháng Ba đạt 8 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ba tháng đầu năm 2012 lên hơn 20 triệu USD.
Bởi vậy, thị trường này được đánh giá là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa lớn của Việt Nam chỉ đứng sau Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Thái Lan với chủng loại khá đa dạng, trong đó túi nhựa là sản phẩm xuất khẩu chủ chốt với kim ngạch đạt 2,9 triệu USD, chiếm tới 40,2% giá trị xuất khẩu.
VPA cho biết, do yêu cầu về chất lượng của thị trường Campuchia đối với loại sản phẩm túi nhựa không quá cao nên các doanh nghiệp ngành nhựa không gặp nhiều khó khăn trong việc gia tăng kim ngạch và đây vẫn sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ chốt sang thị trường Campuchia trong năm 2012.
Cùng đó là các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói chiếm 17,6% tỷ trọng xuất khẩu với kim ngạch đạt 1,27 triệu USD.
Sản phẩm nhựa tấm, phiến, màng nhựa chiếm vị trí thứ 3 với 17,1% tỷ trọng xuất khẩu, đạt 1,24 triệu USD kim ngạch.
Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng và xây dựng của thị trường Campuchia đang phục hồi khá mạnh, do đó những sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm ống, phụ kiện sẽ có mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2012.
Cũng theo VPA, triển vọng gia tăng kim ngạch của ngành nhựa Việt Nam tại thị trường này khá lớn, bởi cùng với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, mối quan hệ giao thương gắn bó giữa hai nước, năng lực sản xuất các mặt hàng tiêu dùng của Campuchia còn yếu kém, nhiều mặt hàng phải nhập khẩu thì tâm lý ưa dùng hàng Việt Nam của người dân Campuchia là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp ngành nhựa mở rộng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu tới thị trường này.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam trên thị trường Campuchia còn thấp do sự đơn điệu, yếu kém về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Do đó, VPA cũng khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành cần nhanh chóng đổi mới công nghệ sản suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng mẫu mã sản phẩm, sử dụng nguyên liệu tái sinh nhằm đảm bảo vấn đề môi trường, tận dụng triệt để những thuận lợi về vị trí địa lý, cũng như cam kết về chính sách giữa hai nước./.
Bởi vậy, thị trường này được đánh giá là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa lớn của Việt Nam chỉ đứng sau Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Thái Lan với chủng loại khá đa dạng, trong đó túi nhựa là sản phẩm xuất khẩu chủ chốt với kim ngạch đạt 2,9 triệu USD, chiếm tới 40,2% giá trị xuất khẩu.
VPA cho biết, do yêu cầu về chất lượng của thị trường Campuchia đối với loại sản phẩm túi nhựa không quá cao nên các doanh nghiệp ngành nhựa không gặp nhiều khó khăn trong việc gia tăng kim ngạch và đây vẫn sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ chốt sang thị trường Campuchia trong năm 2012.
Cùng đó là các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói chiếm 17,6% tỷ trọng xuất khẩu với kim ngạch đạt 1,27 triệu USD.
Sản phẩm nhựa tấm, phiến, màng nhựa chiếm vị trí thứ 3 với 17,1% tỷ trọng xuất khẩu, đạt 1,24 triệu USD kim ngạch.
Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng và xây dựng của thị trường Campuchia đang phục hồi khá mạnh, do đó những sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm ống, phụ kiện sẽ có mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2012.
Cũng theo VPA, triển vọng gia tăng kim ngạch của ngành nhựa Việt Nam tại thị trường này khá lớn, bởi cùng với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, mối quan hệ giao thương gắn bó giữa hai nước, năng lực sản xuất các mặt hàng tiêu dùng của Campuchia còn yếu kém, nhiều mặt hàng phải nhập khẩu thì tâm lý ưa dùng hàng Việt Nam của người dân Campuchia là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp ngành nhựa mở rộng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu tới thị trường này.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam trên thị trường Campuchia còn thấp do sự đơn điệu, yếu kém về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Do đó, VPA cũng khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành cần nhanh chóng đổi mới công nghệ sản suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng mẫu mã sản phẩm, sử dụng nguyên liệu tái sinh nhằm đảm bảo vấn đề môi trường, tận dụng triệt để những thuận lợi về vị trí địa lý, cũng như cam kết về chính sách giữa hai nước./.
Uông Lam (TTXVN)