Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam thăm làm việc tại Campuchia và đồng chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam-Campuchia lần thứ 2 từ ngày 23-24/4 tới.
Việt Nam-Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Đến nay, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam-Campuchia lần thứ 2, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam-Campuchia tiếp tục phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Các cơ chế hợp tác như: Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia, Ủy ban liên hợp biên giới giữa hai nước được tiến hành thường niên, mang lại hiệu quả thiết thực. Việc trao đổi đoàn các cấp diễn ra thường xuyên, đặc biệt là các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước gần đây đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước.”
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước trung bình 40%. Cụ thể, nếu năm 2009 thương mại hai chiều đạt 1,33 tỷ USD thì đến năm 2010 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2009. Việt Nam có gần 90 dự án đầu tư trực tiếp vào Campuchia với tổng số vốn đầu tư đạt trên 2 tỷ USD. Các dự án này tập trung vào một số lĩnh vực trồng cây cao su, khai thác khoáng sản, thăm dò, tìm kiếm và kinh doanh sản phẩm dầu khí, phát triển nguồn điện, viễn thông, tài chính-ngân hàng... Hai nước quan tâm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng như giáo dục-đào tạo, năng lượng-điện, y tế, giao thông vận tải...
Công tác phân giới cắm mốc trên đất liền đã đạt một số tiến bộ. Lãnh đạo hai nước tiếp tục khẳng định quyết tâm sẽ hoàn thành phân giới cắm mốc trên bộ trong năm 2012 nhằm xây dựng một đường biên giới chung hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, trên cơ sở phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán của nhân dân hai nước.
Hợp tác giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật và hợp tác giữa các địa phương biên giới được hai bên coi trọng và tiếp tục thúc đẩy. Hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh giáp biên và các tỉnh, thành phố có quan hệ kết nghĩa cũng đang được đẩy mạnh. Hai nước tổ chức hiệu quả Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia ở cấp Phó Thủ tướng và Hội nghị phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Campuchia ở cấp Bộ trưởng Công Thương/Thương mại.
Bên cạnh quan hệ song phương, hai bên đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội sông Mekong (MRC), Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông-Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Praya-Mekong (ACMECS), Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV), Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV).
Chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Campuchia lần này nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia; thể hiện quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng với Chính phủ và Nhân dân Campuchia đưa quan hệ Việt Nam-Campuchia lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước; gia tăng mối quan hệ tin cậy giữa lãnh đạo hai nước.
Hai bên sẽ đánh giá kết quả hợp tác đầu tư kể từ Hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ nhất; trao đổi các giải pháp, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch giữa hai nước trong thời gian tới và ký kết một số văn kiện hợp tác.
Tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam-Campuchia lần thứ 2, có đại diện một số bộ, ngành và khoảng 100 doanh nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự lễ khai trương Công ty cổ phần chứng khoán Campuchia-Việt Nam (CVS), chứng kiến Lễ trao giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam./.
Việt Nam-Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Đến nay, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam-Campuchia lần thứ 2, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam-Campuchia tiếp tục phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Các cơ chế hợp tác như: Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia, Ủy ban liên hợp biên giới giữa hai nước được tiến hành thường niên, mang lại hiệu quả thiết thực. Việc trao đổi đoàn các cấp diễn ra thường xuyên, đặc biệt là các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước gần đây đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước.”
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước trung bình 40%. Cụ thể, nếu năm 2009 thương mại hai chiều đạt 1,33 tỷ USD thì đến năm 2010 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2009. Việt Nam có gần 90 dự án đầu tư trực tiếp vào Campuchia với tổng số vốn đầu tư đạt trên 2 tỷ USD. Các dự án này tập trung vào một số lĩnh vực trồng cây cao su, khai thác khoáng sản, thăm dò, tìm kiếm và kinh doanh sản phẩm dầu khí, phát triển nguồn điện, viễn thông, tài chính-ngân hàng... Hai nước quan tâm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng như giáo dục-đào tạo, năng lượng-điện, y tế, giao thông vận tải...
Công tác phân giới cắm mốc trên đất liền đã đạt một số tiến bộ. Lãnh đạo hai nước tiếp tục khẳng định quyết tâm sẽ hoàn thành phân giới cắm mốc trên bộ trong năm 2012 nhằm xây dựng một đường biên giới chung hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, trên cơ sở phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán của nhân dân hai nước.
Hợp tác giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật và hợp tác giữa các địa phương biên giới được hai bên coi trọng và tiếp tục thúc đẩy. Hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh giáp biên và các tỉnh, thành phố có quan hệ kết nghĩa cũng đang được đẩy mạnh. Hai nước tổ chức hiệu quả Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia ở cấp Phó Thủ tướng và Hội nghị phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Campuchia ở cấp Bộ trưởng Công Thương/Thương mại.
Bên cạnh quan hệ song phương, hai bên đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội sông Mekong (MRC), Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông-Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Praya-Mekong (ACMECS), Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV), Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV).
Chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Campuchia lần này nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia; thể hiện quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng với Chính phủ và Nhân dân Campuchia đưa quan hệ Việt Nam-Campuchia lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước; gia tăng mối quan hệ tin cậy giữa lãnh đạo hai nước.
Hai bên sẽ đánh giá kết quả hợp tác đầu tư kể từ Hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ nhất; trao đổi các giải pháp, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch giữa hai nước trong thời gian tới và ký kết một số văn kiện hợp tác.
Tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam-Campuchia lần thứ 2, có đại diện một số bộ, ngành và khoảng 100 doanh nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự lễ khai trương Công ty cổ phần chứng khoán Campuchia-Việt Nam (CVS), chứng kiến Lễ trao giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)