Những năm gần đây, người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng thân thuộc với những sản phẩm được khai thác, sản xuất từ biển đảo.
Tiêu biểu như nước mắm Phú Quốc, Tỏi Lý Sơn, Yến Sào Nha Trang...đã trở thành thương hiệu nổi tiếng. Hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần quan trọng đưa những sản phẩm của biển đảo trở thành hàng hóa đi khắp đó đây trong nước, vươn tới các thị trường xa.
Việt Nam có tới 2.779 hòn đảo, trong đó có 22 đảo rộng từ 10km2 trở lên, lớn nhất là đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Cùng với đó, trong lòng biển có nhiều loài thủy sản, thủy sinh với trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao bao gồm 2.000 loài cá, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài thân mềm, riêng rong biển cũng đã cho khai thác tới 45.000-50.000 tấn/năm.
Trong thời gian qua, hệ thống cơ sở vật chất thương mại trên các đảo lớn ở Việt Nam đã hình thành khá đồng bộ, bên cạnh các chợ truyền thống đã có thêm chợ đầu mối gắn với hệ thống cửa hàng, cửa hiệu.
Những đảo lớn gần ngư trường đánh bắt còn có chợ cá, trung tâm hậu cần, sửa chữa tàu thuyền. Mạng lưới thương mại-dịch vụ những nơi đó đã từng bước đáp ứng nhu cầu của cư dân trên đảo trong sinh hoạt và hành nghề trên biển khai thác thủy sản, đánh bắt xa bờ; tìm kiếm, cứu hộ, dẫn đường...làm cho bộ mặt kinh tế-xã hội trên các đảo ngày càng khởi sắc.
Tuy vậy, hoạt động thương mại khu vực hải đảo vẫn còn nhiều khó khăn và đối mặt với nhiều thách thức. So với mặt bằng chung của cả nước, hạ tầng thương mại và dịch vụ ở những nơi này còn rất thấp; nhiều chợ quy mô nhỏ, lều lán tạm bợ, một số đảo thậm chí đến nay vẫn chưa có chợ. Những đảo lớn như đảo Phú Quý trên 25.000 dân chỉ có 3 chợ, đảo Vân Đồn 45.000 dân có duy nhất chợ Cái Rồng.
Số doanh nghiệp hoạt động trên các đảo chưa nhiều, một số đảo còn thiếu cơ sở chế biến thủy sản, nông sản nên đa phần hàng hóa đưa từ đảo vào đất liền chỉ ở dạng thô, lại chưa có đầu ra vững chắc nên không tránh khỏi bị thương lái ép giá; hàng hóa có rất nhiều chủng loại nhưng một số loại sản lượng thấp, cho nên việc xây dựng thương hiệu, tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại hoặc xuất khẩu còn khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có.
Để thúc đẩy kinh tế đảo phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng, ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại-Bộ Công thương cho rằng trước hết phải duy trì mở rộng diện tích, tăng năng suất nuôi trồng, nâng cao năng lực khai thác thủy sản trên các đảo.
Trên cơ sở đó nâng cấp, xây mới các cơ sở chế biến sản phẩm, nhằm tạo ra nguồn hàng có sản lượng lớn theo các quy chuẩn vừa có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, vừa gìn giữ môi trường đảm bảo phát triển bền vững và vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, các đảo nên phát triển hạ tầng thương mại kết hợp với nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới thương mại.
Những đảo lớn như Cát bà, Vân Đồn, Cô Tô-Thanh Lân, Phú Quốc, Côn Đảo tăng cường thu hút đầu tư xây dựng xứng tầm là trung tâm lớn và hiện đại trong khu vực. Riêng đảo Vạn Gia có thể xây dựng thành cảng trung tâm tầm cỡ để vận chuyển hàng hóa vào thị trường Nam Trung Quốc và khu vực lân cận.
Hiện tại các địa phương có hải đảo cần liên kết các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm, khảo sát thị trường...thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá, bảo vệ các thương hiệu sản phẩm của mình cho mọi đối tượng là người tiêu dùng, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nhất là các nhà nhập khẩu.
Hình thức quảng bá nên đa dạng, giới thiệu sản phẩm riêng đặc trưng của mỗi đảo với phương thức linh hoạt bằng nhiều phương tiện và tận dụng mọi cơ hội cả trong và ngoài nước. Mặt khác, cần hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội Cà phê-Ca cao...Đặc biệt là xây dựng thương hiệu tập thể và thương hiệu riêng cho từng mặt hàng của cơ sở sản xuất, chế biến.
Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hải đảo phải được tiến hành từ gốc và là công việc trước hết của nhà nông, ngư dân, cơ sở sản xuất, chế biến tại đây, đi đôi với việc xúc tiến du lịch. Bởi nhiều vùng đảo đã và đang xây dựng các trung tâm du lịch danh tiếng gồm các sản phẩm du lịch sinh thái, lịch sử...là một trong những động lực thúc đẩy phát triển thương mại và thu hút đầu tư ở các đảo rất hiệu quả./.
Tiêu biểu như nước mắm Phú Quốc, Tỏi Lý Sơn, Yến Sào Nha Trang...đã trở thành thương hiệu nổi tiếng. Hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần quan trọng đưa những sản phẩm của biển đảo trở thành hàng hóa đi khắp đó đây trong nước, vươn tới các thị trường xa.
Việt Nam có tới 2.779 hòn đảo, trong đó có 22 đảo rộng từ 10km2 trở lên, lớn nhất là đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Cùng với đó, trong lòng biển có nhiều loài thủy sản, thủy sinh với trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao bao gồm 2.000 loài cá, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài thân mềm, riêng rong biển cũng đã cho khai thác tới 45.000-50.000 tấn/năm.
Trong thời gian qua, hệ thống cơ sở vật chất thương mại trên các đảo lớn ở Việt Nam đã hình thành khá đồng bộ, bên cạnh các chợ truyền thống đã có thêm chợ đầu mối gắn với hệ thống cửa hàng, cửa hiệu.
Những đảo lớn gần ngư trường đánh bắt còn có chợ cá, trung tâm hậu cần, sửa chữa tàu thuyền. Mạng lưới thương mại-dịch vụ những nơi đó đã từng bước đáp ứng nhu cầu của cư dân trên đảo trong sinh hoạt và hành nghề trên biển khai thác thủy sản, đánh bắt xa bờ; tìm kiếm, cứu hộ, dẫn đường...làm cho bộ mặt kinh tế-xã hội trên các đảo ngày càng khởi sắc.
Tuy vậy, hoạt động thương mại khu vực hải đảo vẫn còn nhiều khó khăn và đối mặt với nhiều thách thức. So với mặt bằng chung của cả nước, hạ tầng thương mại và dịch vụ ở những nơi này còn rất thấp; nhiều chợ quy mô nhỏ, lều lán tạm bợ, một số đảo thậm chí đến nay vẫn chưa có chợ. Những đảo lớn như đảo Phú Quý trên 25.000 dân chỉ có 3 chợ, đảo Vân Đồn 45.000 dân có duy nhất chợ Cái Rồng.
Số doanh nghiệp hoạt động trên các đảo chưa nhiều, một số đảo còn thiếu cơ sở chế biến thủy sản, nông sản nên đa phần hàng hóa đưa từ đảo vào đất liền chỉ ở dạng thô, lại chưa có đầu ra vững chắc nên không tránh khỏi bị thương lái ép giá; hàng hóa có rất nhiều chủng loại nhưng một số loại sản lượng thấp, cho nên việc xây dựng thương hiệu, tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại hoặc xuất khẩu còn khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có.
Để thúc đẩy kinh tế đảo phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng, ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại-Bộ Công thương cho rằng trước hết phải duy trì mở rộng diện tích, tăng năng suất nuôi trồng, nâng cao năng lực khai thác thủy sản trên các đảo.
Trên cơ sở đó nâng cấp, xây mới các cơ sở chế biến sản phẩm, nhằm tạo ra nguồn hàng có sản lượng lớn theo các quy chuẩn vừa có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, vừa gìn giữ môi trường đảm bảo phát triển bền vững và vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, các đảo nên phát triển hạ tầng thương mại kết hợp với nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới thương mại.
Những đảo lớn như Cát bà, Vân Đồn, Cô Tô-Thanh Lân, Phú Quốc, Côn Đảo tăng cường thu hút đầu tư xây dựng xứng tầm là trung tâm lớn và hiện đại trong khu vực. Riêng đảo Vạn Gia có thể xây dựng thành cảng trung tâm tầm cỡ để vận chuyển hàng hóa vào thị trường Nam Trung Quốc và khu vực lân cận.
Hiện tại các địa phương có hải đảo cần liên kết các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm, khảo sát thị trường...thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá, bảo vệ các thương hiệu sản phẩm của mình cho mọi đối tượng là người tiêu dùng, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nhất là các nhà nhập khẩu.
Hình thức quảng bá nên đa dạng, giới thiệu sản phẩm riêng đặc trưng của mỗi đảo với phương thức linh hoạt bằng nhiều phương tiện và tận dụng mọi cơ hội cả trong và ngoài nước. Mặt khác, cần hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội Cà phê-Ca cao...Đặc biệt là xây dựng thương hiệu tập thể và thương hiệu riêng cho từng mặt hàng của cơ sở sản xuất, chế biến.
Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hải đảo phải được tiến hành từ gốc và là công việc trước hết của nhà nông, ngư dân, cơ sở sản xuất, chế biến tại đây, đi đôi với việc xúc tiến du lịch. Bởi nhiều vùng đảo đã và đang xây dựng các trung tâm du lịch danh tiếng gồm các sản phẩm du lịch sinh thái, lịch sử...là một trong những động lực thúc đẩy phát triển thương mại và thu hút đầu tư ở các đảo rất hiệu quả./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)