Ngày 27/12, Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam đã chính thức công bố kết quả bình chọn các sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tiêu biểu năm 2012.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Nam Thắng, đây là sự kiện mà Bộ Thông tin và Truyền thông rất quan tâm vì kết quả của nó được bạn đọc và những người làm trong lĩnh vực ICT quan tâm, đánh giá cao. Từ đó, Bộ sẽ có những chính sách hợp lý để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành.
10 sự kiện công ICT tiêu biểu năm 2012 (xếp theo thứ tự số điểm từ cao xuống thấp), gồm:
1. Thủ tướng ra quy hoạch phải có ít nhất 3 mạng di động để cạnh tranh
Ngày 31/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020. Theo đó, ở mỗi dịch vụ viễn thông quan trọng như di động, Internet băng rộng, cố định đường dài và quốc tế phải có ít 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh.
Quy hoạch này cũng sẽ tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp viễn thông nhằm hình thành 3-4 tập đoàn, tổng công ty mạnh.
2. Beeline rút khỏi thị trường Việt Nam
Ngày 23/4/2012, Tập đoàn Vimpelcom "bỏ chạy" khỏi Việt Nam bằng việc bán rẻ cổ phần trong mạng Beeline chỉ với 45 triệu USD cho GTel Mobile. Một điều khoản sau khi Vimpelcom rút khỏi thị trường Việt Nam là GTel Mobile sẽ ngừng sử dụng thương hiệu Beeline sau 6 tháng kể từ ngày chuyển giao.
3. MB 24 lừa đảo hơn 700 tỷ đồng bằng hình thức bán gian hàng ảo đa cấp
Sự kiện hàng chục lãnh đạo của mạng lưới Muaban24 bị bắt và điều tra đã gây rúng động thị trường thông qua hình thức kinh doanh gian hàng ảo đa cấp. Đây là vụ việc được dự luận đặc biệt quan tâm bởi liên quan đến công nghệ cao và đối tượng chủ yếu là những người thu nhập thấp, thậm chí có người mua gian hàng nhưng chưa từng sử dụng máy tính.
Chỉ trong vòng 1 năm, mạng lưới này đã phát triển tới trên 100.000 gian hàng với số tiền nộp vào hệ thống lên tới hơn 700 tỷ đồng.
4. Nghị quyết Trung ương coi CNTT là hạ tầng quốc gia
Tháng 1/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 13 trong đó khẳng định "Công nghệ thông tin-truyền thông là hạ tầng của hạ tầng quốc gia". Nghị quyết này được kỳ vọng đưa công nghệ thông tin của Việt Nam phát triển và thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế.
5. Phóng thành công vệ tinh Vinasat 2
Sán ngày 16/5/2012, vệ tinh Vinasat 2 của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo. Sự kiện này bên cạnh ý nghĩa thể hiện chủ quyền không gian của Việt Nam còn khẳng định quyết tâm đầu tư của Việt Nam vào lĩnh vực viễn thông, tăng cường hơn nữa cho năng lực hạ tầng mạng viễn thông của Việt Nam.
Tổng vốn đầu tư cho dự án này là khoảng 280 triệu USD trong đó 80% là vốn vay và 20% là vốn đối ứng của VNPT. Ngày 4/7/2012, VNPT đã nhận bàn giao vệ tinh Vinasat 2, chính thức bắt tay vào vận hành, quản lý và kinh doanh vệ tinh này. Dự kiến, Vinasat-2 sẽ được thu hồi vốn trong vòng 10 năm, 5 - 6 năm còn lại của tuổi thọ vệ tinh sẽ giúp VNPT có lãi.
6. Lần đầu tiên Viettel "qua mặt" VNPT về doanh thu
Cuộc chạy đua vượt qua doanh thu và lợi nhuận của hai tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam là VNPT và Viettel bắt đầu bùng lên từ năm 2010. Hết năm 2010, VNPT đã cán mốc doanh thu 100.000 tỷ đồng trước và Viettel chỉ đạt doanh thu 91.000 tỷ đồng. Đến năm 2011, hai tập đoàn này cùng cán đích 120.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận của Viettel là 20.000 tỷ đồng, trong khi đó VNPT chỉ đạt 10.000 tỷ đồng.
Hết năm 2012 cuộc đua này đã ngã ngũ khi VNPT đạt doanh thu là 130.000 tỷ và lợi nhuận chỉ đạt 8.500 tỷ đồng. Trong khi đó, Viettel đã "qua mặt" VNPT với doanh thu 140.000 tỷ đồng và đạt 27.000 tỷ đồng lợi nhuận. Như vậy, năm 2012 doanh thu của Viettel hơn VNPT 10.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận của Viettel gấp hơn 3 lần VNPT.
7. Thu phí hòa mạng thuê bao trả trước
Ngày 23/10/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông ra Thông tư quy định về giá cước hòa mạng đối với thuê bao trả trước là 25.000 đồng, thuê bao trả sau là 35.000 đồng và áp dụng từ 1/1/2013.
Quy định về giá cước hòa mạng đối với thuê bao trả trước là động thái điều tiết thị trường di động hiện nay theo hướng phát triển ổn định thị trường và tránh tình trạng "dùng SIM thay thẻ cào."
8. S-Fone sa thải hầu hết nhân viên
Việc không có tiền đầu tư đã khiến S-Fone lao dốc không phanh. Không có tiền vận hành và trả tiền thuê đặt trạm thu phát sóng nên S-Fone phải thu hẹp mạng lưới. Ít thuê bao, không có tiền duy trì bộ máy có lẽ là những nguyên nhân quan trọng nhất khiến S-Fone phải “cắn răng” chấm dứt hợp đồng với hàng loạt nhân viên của mình.
Mặc dù cho nhân viên nghỉ việc nhưng S-Fone vẫn nợ các khoản tiền lương và chế độ khác của người lao động khiến người lao động bất bình gửi đơn kiện, thậm có có nơi đã biểu tình đòi S-Fone phải giải quyết chế độ cho họ.
9. Thu phí bản quyền nhạc số
Ngày 1/11/2012, các website âm nhạc ở Việt Nam đồng loạt tuyên bố thu phí việc tải nhạc với mức phí 1.000 đồng/file nhạc (nghe trực tuyến với chất lượng thấp vẫn tiếp tục miễn phí).
Tuy vậy, một việc được xem là hiển nhiên ở nhiều nước lại gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai ở Việt Nam khi tâm lý “xài chùa” được nuôi dưỡng quá lâu và còn rất phổ biến.
10. Bắt buộc phải đấu giá tần số di động
Ngày 12/3/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 16/2012/QĐ-TTg Quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
Theo Quyết định trên, doanh nghiệp được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua đấu giá được phép chuyển nhượng quyền sử dụng băng tần, kênh tần số vô tuyến điện cho doanh nghiệp khác trong thời gian ít nhất ba năm kể từ ngày được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Chính sách này cho thấy quyết tâm quản lý tần số theo cơ chế thị trường minh bạch chứ không theo cơ chế xin cho như trước đây./.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Nam Thắng, đây là sự kiện mà Bộ Thông tin và Truyền thông rất quan tâm vì kết quả của nó được bạn đọc và những người làm trong lĩnh vực ICT quan tâm, đánh giá cao. Từ đó, Bộ sẽ có những chính sách hợp lý để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành.
10 sự kiện công ICT tiêu biểu năm 2012 (xếp theo thứ tự số điểm từ cao xuống thấp), gồm:
1. Thủ tướng ra quy hoạch phải có ít nhất 3 mạng di động để cạnh tranh
Ngày 31/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020. Theo đó, ở mỗi dịch vụ viễn thông quan trọng như di động, Internet băng rộng, cố định đường dài và quốc tế phải có ít 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh.
Quy hoạch này cũng sẽ tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp viễn thông nhằm hình thành 3-4 tập đoàn, tổng công ty mạnh.
2. Beeline rút khỏi thị trường Việt Nam
Ngày 23/4/2012, Tập đoàn Vimpelcom "bỏ chạy" khỏi Việt Nam bằng việc bán rẻ cổ phần trong mạng Beeline chỉ với 45 triệu USD cho GTel Mobile. Một điều khoản sau khi Vimpelcom rút khỏi thị trường Việt Nam là GTel Mobile sẽ ngừng sử dụng thương hiệu Beeline sau 6 tháng kể từ ngày chuyển giao.
3. MB 24 lừa đảo hơn 700 tỷ đồng bằng hình thức bán gian hàng ảo đa cấp
Sự kiện hàng chục lãnh đạo của mạng lưới Muaban24 bị bắt và điều tra đã gây rúng động thị trường thông qua hình thức kinh doanh gian hàng ảo đa cấp. Đây là vụ việc được dự luận đặc biệt quan tâm bởi liên quan đến công nghệ cao và đối tượng chủ yếu là những người thu nhập thấp, thậm chí có người mua gian hàng nhưng chưa từng sử dụng máy tính.
Chỉ trong vòng 1 năm, mạng lưới này đã phát triển tới trên 100.000 gian hàng với số tiền nộp vào hệ thống lên tới hơn 700 tỷ đồng.
4. Nghị quyết Trung ương coi CNTT là hạ tầng quốc gia
Tháng 1/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 13 trong đó khẳng định "Công nghệ thông tin-truyền thông là hạ tầng của hạ tầng quốc gia". Nghị quyết này được kỳ vọng đưa công nghệ thông tin của Việt Nam phát triển và thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế.
5. Phóng thành công vệ tinh Vinasat 2
Sán ngày 16/5/2012, vệ tinh Vinasat 2 của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo. Sự kiện này bên cạnh ý nghĩa thể hiện chủ quyền không gian của Việt Nam còn khẳng định quyết tâm đầu tư của Việt Nam vào lĩnh vực viễn thông, tăng cường hơn nữa cho năng lực hạ tầng mạng viễn thông của Việt Nam.
Tổng vốn đầu tư cho dự án này là khoảng 280 triệu USD trong đó 80% là vốn vay và 20% là vốn đối ứng của VNPT. Ngày 4/7/2012, VNPT đã nhận bàn giao vệ tinh Vinasat 2, chính thức bắt tay vào vận hành, quản lý và kinh doanh vệ tinh này. Dự kiến, Vinasat-2 sẽ được thu hồi vốn trong vòng 10 năm, 5 - 6 năm còn lại của tuổi thọ vệ tinh sẽ giúp VNPT có lãi.
6. Lần đầu tiên Viettel "qua mặt" VNPT về doanh thu
Cuộc chạy đua vượt qua doanh thu và lợi nhuận của hai tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam là VNPT và Viettel bắt đầu bùng lên từ năm 2010. Hết năm 2010, VNPT đã cán mốc doanh thu 100.000 tỷ đồng trước và Viettel chỉ đạt doanh thu 91.000 tỷ đồng. Đến năm 2011, hai tập đoàn này cùng cán đích 120.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận của Viettel là 20.000 tỷ đồng, trong khi đó VNPT chỉ đạt 10.000 tỷ đồng.
Hết năm 2012 cuộc đua này đã ngã ngũ khi VNPT đạt doanh thu là 130.000 tỷ và lợi nhuận chỉ đạt 8.500 tỷ đồng. Trong khi đó, Viettel đã "qua mặt" VNPT với doanh thu 140.000 tỷ đồng và đạt 27.000 tỷ đồng lợi nhuận. Như vậy, năm 2012 doanh thu của Viettel hơn VNPT 10.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận của Viettel gấp hơn 3 lần VNPT.
7. Thu phí hòa mạng thuê bao trả trước
Ngày 23/10/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông ra Thông tư quy định về giá cước hòa mạng đối với thuê bao trả trước là 25.000 đồng, thuê bao trả sau là 35.000 đồng và áp dụng từ 1/1/2013.
Quy định về giá cước hòa mạng đối với thuê bao trả trước là động thái điều tiết thị trường di động hiện nay theo hướng phát triển ổn định thị trường và tránh tình trạng "dùng SIM thay thẻ cào."
8. S-Fone sa thải hầu hết nhân viên
Việc không có tiền đầu tư đã khiến S-Fone lao dốc không phanh. Không có tiền vận hành và trả tiền thuê đặt trạm thu phát sóng nên S-Fone phải thu hẹp mạng lưới. Ít thuê bao, không có tiền duy trì bộ máy có lẽ là những nguyên nhân quan trọng nhất khiến S-Fone phải “cắn răng” chấm dứt hợp đồng với hàng loạt nhân viên của mình.
Mặc dù cho nhân viên nghỉ việc nhưng S-Fone vẫn nợ các khoản tiền lương và chế độ khác của người lao động khiến người lao động bất bình gửi đơn kiện, thậm có có nơi đã biểu tình đòi S-Fone phải giải quyết chế độ cho họ.
9. Thu phí bản quyền nhạc số
Ngày 1/11/2012, các website âm nhạc ở Việt Nam đồng loạt tuyên bố thu phí việc tải nhạc với mức phí 1.000 đồng/file nhạc (nghe trực tuyến với chất lượng thấp vẫn tiếp tục miễn phí).
Tuy vậy, một việc được xem là hiển nhiên ở nhiều nước lại gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai ở Việt Nam khi tâm lý “xài chùa” được nuôi dưỡng quá lâu và còn rất phổ biến.
10. Bắt buộc phải đấu giá tần số di động
Ngày 12/3/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 16/2012/QĐ-TTg Quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
Theo Quyết định trên, doanh nghiệp được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua đấu giá được phép chuyển nhượng quyền sử dụng băng tần, kênh tần số vô tuyến điện cho doanh nghiệp khác trong thời gian ít nhất ba năm kể từ ngày được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Chính sách này cho thấy quyết tâm quản lý tần số theo cơ chế thị trường minh bạch chứ không theo cơ chế xin cho như trước đây./.
Trung Hiền (Vietnam+)