Hơn 100 đại biểu là giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế tham dự Hội thảo quốc tế “Nghệ thuật Đờn ca tài tử và những lối hòa đàn ngẫu hứng,” diễn ra từ ngày 9-11/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả quốc tế dự hội thảo đến từ Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Cộng Hòa Síp.
Hội thảo này là một trong những hoạt động chính thuộc nội dung Đề án xây dựng Hồ sơ đề cử quốc gia “Nghệ thuật Đờn ca tài tử” trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe hơn 30 bản tham luận và trao đổi xoay quanh những nội dung như lịch sử hình thành và phát triển đờn ca tài tử; giá trị nghệ thuật của đờn ca tài tử qua góc nhìn đa diện hay chuyên sâu; so sánh, đối chiếu đờn ca tài tử trong phạm vi âm thanh học, âm nhạc học; thực trạng và kế hoạch hành động mang tính chiến lược; biện pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử.
Ông Phạm Sanh Châu, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia Unesco Việt Nam lưu ý những vấn đề quan trọng cần xác định như vai trò của cộng đồng trong việc nhận thức nghệ thuật đờn ca tài tử; xác định rõ sức sống và sự lan tỏa của nghệ thuật này đối với công chúng; đờn ca tài tử của Việt Nam sẽ chuyển tải thông điệp triết lý gì với thế giới và đặc biệt nêu được những nhiệm vụ chính trong công tác tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật đờn ca tài tử ra thế giới.
Nhân dịp này, phó giáo sư-tiến sỹ Lê Văn Toàn, Viện trưởng Viện Âm nhạc-Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thông báo kết quả bước đầu về kiểm kê nghệ thuật đờn ca tài tử trong năm 2010 tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Hiện có gần 2.020 câu lạc bộ, nhóm đờn ca tài tử; trong đó có hơn 22.640 thành viên tham gia, gần 7.930 bản cam kết, 2.850 nhạc cụ được sử dụng trong các câu lạc bộ. Các số liệu thống kê sẽ tiếp tục được bổ sung cho đến khi Hồ sơ được trình UNESCO vào cuối tháng Ba tới./.
Các giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả quốc tế dự hội thảo đến từ Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Cộng Hòa Síp.
Hội thảo này là một trong những hoạt động chính thuộc nội dung Đề án xây dựng Hồ sơ đề cử quốc gia “Nghệ thuật Đờn ca tài tử” trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe hơn 30 bản tham luận và trao đổi xoay quanh những nội dung như lịch sử hình thành và phát triển đờn ca tài tử; giá trị nghệ thuật của đờn ca tài tử qua góc nhìn đa diện hay chuyên sâu; so sánh, đối chiếu đờn ca tài tử trong phạm vi âm thanh học, âm nhạc học; thực trạng và kế hoạch hành động mang tính chiến lược; biện pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử.
Ông Phạm Sanh Châu, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia Unesco Việt Nam lưu ý những vấn đề quan trọng cần xác định như vai trò của cộng đồng trong việc nhận thức nghệ thuật đờn ca tài tử; xác định rõ sức sống và sự lan tỏa của nghệ thuật này đối với công chúng; đờn ca tài tử của Việt Nam sẽ chuyển tải thông điệp triết lý gì với thế giới và đặc biệt nêu được những nhiệm vụ chính trong công tác tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật đờn ca tài tử ra thế giới.
Nhân dịp này, phó giáo sư-tiến sỹ Lê Văn Toàn, Viện trưởng Viện Âm nhạc-Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thông báo kết quả bước đầu về kiểm kê nghệ thuật đờn ca tài tử trong năm 2010 tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Hiện có gần 2.020 câu lạc bộ, nhóm đờn ca tài tử; trong đó có hơn 22.640 thành viên tham gia, gần 7.930 bản cam kết, 2.850 nhạc cụ được sử dụng trong các câu lạc bộ. Các số liệu thống kê sẽ tiếp tục được bổ sung cho đến khi Hồ sơ được trình UNESCO vào cuối tháng Ba tới./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)