Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa thông qua Đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê, do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh lập và sẽ sớm triển khai xử lý dứt điểm trong thời gian tới.
Theo ông Trần Quang Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, làng nghề giấy Phong Khê được xác định là một trong năm điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng cần xử lý.
Với tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp của các doanh nghiệp, khi thực hiện, đề án xử lý ô nhiễm môi trường sẽ được tiến hành từng bước và chia làm 3 khu vực.
Tỉnh yêu cầu các cơ sở sản xuất phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải nội bộ, xử lý nước thải ban đầu đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra hệ thống xử lý tập trung, đồng thời, 100% doanh nghiệp phải cam kết đổi mới công nghệ.
Những doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nội bộ và thực hiện cam kết sẽ bị đình chỉ hoạt động, buộc di dời, đình chỉ việc vay vốn sản xuất, thu hồi đất...
Tỉnh cũng lập dự án giai đoạn 2 về xử lý chất thải rắn làng nghề sản xuất giấy Phong Khê để thu gom, vận chuyển đến điểm xử lý tập trung theo hình thức Nhà nước đầu tư 80%, còn lại doanh nghiệp đóng góp; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, thu phí của các doanh nghiệp tính theo điện năng tiêu thụ để gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với công tác xử lý môi trường...
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, hiện có 234 cơ sở sản xuất giấy tại Phong Khê. Đa phần các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, nguyên liệu sản xuất chủ yếu là các loại giấy phế liệu được thu gom trong nước và một phần nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong tổng số 234 cơ sở sản xuất giấy, chỉ có 2 đến 3 cơ sở áp dụng công nghệ xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Kết quả phân tích tại các cơ sở sản xuất giấy cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép, trong đó chất rắn lơ lửng (TSS) vượt từ 17 đến 18 lần; đặc biệt các hóa chất đặc trưng vượt từ 7 đến 21 lần.
Tổng lượng nước thải theo khảo sát từ các cơ sở thải ra bên ngoài khoảng 5.000m3/ngày đêm đã ảnh hưởng đến môi trường nước mặt và nước ngầm trong bán kính 500m hai bên lưu vực sông Ngũ Huyện Khê...
Đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất giấy Phong Khê sớm được thực hiện sẽ góp phần xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường sống nơi đây./.
Theo ông Trần Quang Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, làng nghề giấy Phong Khê được xác định là một trong năm điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng cần xử lý.
Với tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp của các doanh nghiệp, khi thực hiện, đề án xử lý ô nhiễm môi trường sẽ được tiến hành từng bước và chia làm 3 khu vực.
Tỉnh yêu cầu các cơ sở sản xuất phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải nội bộ, xử lý nước thải ban đầu đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra hệ thống xử lý tập trung, đồng thời, 100% doanh nghiệp phải cam kết đổi mới công nghệ.
Những doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nội bộ và thực hiện cam kết sẽ bị đình chỉ hoạt động, buộc di dời, đình chỉ việc vay vốn sản xuất, thu hồi đất...
Tỉnh cũng lập dự án giai đoạn 2 về xử lý chất thải rắn làng nghề sản xuất giấy Phong Khê để thu gom, vận chuyển đến điểm xử lý tập trung theo hình thức Nhà nước đầu tư 80%, còn lại doanh nghiệp đóng góp; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, thu phí của các doanh nghiệp tính theo điện năng tiêu thụ để gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với công tác xử lý môi trường...
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, hiện có 234 cơ sở sản xuất giấy tại Phong Khê. Đa phần các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, nguyên liệu sản xuất chủ yếu là các loại giấy phế liệu được thu gom trong nước và một phần nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong tổng số 234 cơ sở sản xuất giấy, chỉ có 2 đến 3 cơ sở áp dụng công nghệ xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Kết quả phân tích tại các cơ sở sản xuất giấy cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép, trong đó chất rắn lơ lửng (TSS) vượt từ 17 đến 18 lần; đặc biệt các hóa chất đặc trưng vượt từ 7 đến 21 lần.
Tổng lượng nước thải theo khảo sát từ các cơ sở thải ra bên ngoài khoảng 5.000m3/ngày đêm đã ảnh hưởng đến môi trường nước mặt và nước ngầm trong bán kính 500m hai bên lưu vực sông Ngũ Huyện Khê...
Đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất giấy Phong Khê sớm được thực hiện sẽ góp phần xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường sống nơi đây./.
Thái Hùng (TTXVN/Vietnam+)