Theo nhận định của Bộ Công Thương, ba tháng cuối năm là khoảng thời gian không dài nhưng là thời kỳ thị trường hàng hóa có nhiều biến động; trong đó, yếu tố tiêu thụ hàng hóa có xu hướng tăng cao do vào mùa xây dựng, cưới hỏi, lễ Giáng sinh, tăng "cầu" hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất khẩu và Tết Nguyên đán Tân Mão (2011).
Tuy nhiên, “xét về tổng thể, cân đối cung cầu 12 mặt hàng trọng yếu như lương thực, thực phẩm, thép xây dựng, đường, phân bón, muối, ximăng, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, giấy, than và thuốc chữa bệnh sẽ được bảo đảm từ nay đến cuối năm và những tháng đầu năm 2011. Riêng hai mặt hàng là ximăng và muối ăn đang trong tình trạng dư thừa,” Bộ Công Thương khẳng định.
Cụ thể, trong các tháng cuối năm, nguồn cung lúa gạo trong nước sẽ được bổ sung từ vụ Mùa tại các tỉnh phía Bắc và một phần vụ Thu Đông tại phía Nam với sản lượng trên 8 triệu tấn, góp phần bình ổn thị trường lương thực.
Xuất khẩu gạo còn khoảng 0,6 triệu tấn để đạt sản lượng xuất khẩu cả năm khoảng 6,2 triệu tấn. Như vậy, nguồn cung lúa gạo hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đối với sản phẩm chăn nuôi, với sản lượng thịt hơi các loại trong chín tháng qua đạt gần 4 triệu tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, cùng với dịch cúm gia cầm cơ bản được kiểm soát, tốc độ tái đàn và mở rộng quy mô chăn nuôi gia cầm tăng trở lại, Bộ Công Thương tính toán sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước về thực phẩm những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán Tân Mão.
Về thức ăn chăn nuôi, cả nước hiện có 225 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và gần 90 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản. Tuy nhiên, thức ăn chăn nuôi ở trong nước mới đáp ứng được 50% (so với nhu cầu mỗi năm cần khoảng 17-18 triệu tấn) và nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng phải nhập khẩu tới 50%.
Những tháng cuối năm là thời gian nhu cầu tiêu dùng và chăn nuôi tăng mạnh trở lại, mặc dù hiện nay vẫn còn 32 tỉnh có dịch bệnh, do đó, cân đối cung cầu vẫn được đảm bảo vì tồn kho còn lớn và nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong chín tháng qua tăng cao.
Mặt hàng đường được tính toán là nguồn cung cũng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Đến giữa tháng Chín vừa qua, lượng tồn kho tại các nhà máy là 84.200 tấn, tăng 43% so với cùng kỳ, cùng với hạn ngạch nhập khẩu đường còn khá lớn (khoảng 100.000 tấn), các nhà máy đường trong nước đã bước vào vụ mới nên ước tính sản lượng đường ba tháng cuối năm khoảng 200.000 tấn.
Bộ Công Thương dự báo sản xuất và tiêu thụ thép trong quý 4/2010 sẽ đạt khoảng 1,2-1,3 triệu tấn. Mặt khác, nhập khẩu thép giảm, khoảng từ 150.000-200.000 tấn và nhập khẩu phôi thép khoảng 600.000 tấn. Nguồn cung thép và phôi thép như vậy có khả năng đáp ứng đủ cầu.
Đối với mặt hàng giấy, từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng sản xuất khoảng 120.000 tấn. Bên cạnh đó, ba tháng cuối năm, nhiều dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Giấy đi vào hoạt động như dự án nâng cấp ba nhà máy xeo giấy tại Bãi Bằng, công suất 125.000 tấn giấy/năm; dự án đầu tư xây dựng nhà máy giấy của Công ty cổ phần Giấy Bãi Bằng công suất 50.000 tấn/năm sẽ góp phần tăng sản lượng giấy và bột giấy từ nay đến cuối năm. Như vậy, sản xuất giấy có thể đạt được kế hoạch.
Theo báo cáo của Tổng công ty Dầu Việt Nam, bắt đầu từ tháng Tám năm nay, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ hoạt động hết 100% công suất thiết kế, khoảng 6,5 triệu tấn/năm. Do nguồn cung dồi dào, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã gửi công văn đến Bộ Công Thương xin điều chỉnh giảm kế hoạch nhập khẩu xăng dầu năm 2010.
Căn cứ vào cung cầu mặt hàng thuốc chữa bệnh trong chín tháng qua, Bộ Công Thương cũng dự báo ba tháng cuối năm thị trường dược phẩm về cơ bản vẫn tiếp tục ổn định, nguồn cung đáp ứng thỏa mãn nhu cầu người bệnh, giá thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu có thể biến động nhẹ do phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập khẩu, sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ.
Nhu cầu phân bón trong nước được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới để phục vụ cho vụ Đông với nguồn cung đạt khoảng 3,6 triệu tấn; trong đó, sản xuất trong nước khoảng 2,5 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 1,1 triệu tấn.
Mặt hàng này được đánh giá là giá sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới do giá phân bón thế giới hiện nay vẫn ở mức cao, chi phí sản xuất phân bón cũng ở mức cao. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón đang có hiện tượng găm phân bón đã nhập khẩu từ thời gian giá thấp để chờ giá thị trường tăng mới bán ra. Vì vậy, cần có biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý của các doanh nghiệp này.
Trên thực tế, tại nhiều địa phương, nguồn cung hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu đã và đang được chuẩn bị tốt. Cùng với các hoạt động khuyến mại, giảm giá, các chương trình xúc tiến thương mại trong các tháng cuối năm, một số thành phố lớn đang tích cực triển khai các chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường.
Hiện Bộ Công Thương và các bộ, ngành đã có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương chuẩn bị các phương án bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, tạo sự chủ động trong việc điều tiết thị trường khi cần thiết.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã chủ động có nhiều biện pháp bình ổn thị trường. Theo báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố, hầu hết các địa phương đều có các biện pháp bình ổn thị trường phù hợp với đặc thù của địa phương mình.
Với cung cầu vật tư nguyên liệu cho sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu tiếp tục được bảo đảm, sự quan tâm phát triển thị trường nội địa, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, theo Bộ Công Thương, các tháng cuối năm nay và đầu năm 2011 sẽ không có hiện thượng thiếu hàng, sốt giá./.
Tuy nhiên, “xét về tổng thể, cân đối cung cầu 12 mặt hàng trọng yếu như lương thực, thực phẩm, thép xây dựng, đường, phân bón, muối, ximăng, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, giấy, than và thuốc chữa bệnh sẽ được bảo đảm từ nay đến cuối năm và những tháng đầu năm 2011. Riêng hai mặt hàng là ximăng và muối ăn đang trong tình trạng dư thừa,” Bộ Công Thương khẳng định.
Cụ thể, trong các tháng cuối năm, nguồn cung lúa gạo trong nước sẽ được bổ sung từ vụ Mùa tại các tỉnh phía Bắc và một phần vụ Thu Đông tại phía Nam với sản lượng trên 8 triệu tấn, góp phần bình ổn thị trường lương thực.
Xuất khẩu gạo còn khoảng 0,6 triệu tấn để đạt sản lượng xuất khẩu cả năm khoảng 6,2 triệu tấn. Như vậy, nguồn cung lúa gạo hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đối với sản phẩm chăn nuôi, với sản lượng thịt hơi các loại trong chín tháng qua đạt gần 4 triệu tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, cùng với dịch cúm gia cầm cơ bản được kiểm soát, tốc độ tái đàn và mở rộng quy mô chăn nuôi gia cầm tăng trở lại, Bộ Công Thương tính toán sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước về thực phẩm những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán Tân Mão.
Về thức ăn chăn nuôi, cả nước hiện có 225 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và gần 90 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản. Tuy nhiên, thức ăn chăn nuôi ở trong nước mới đáp ứng được 50% (so với nhu cầu mỗi năm cần khoảng 17-18 triệu tấn) và nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng phải nhập khẩu tới 50%.
Những tháng cuối năm là thời gian nhu cầu tiêu dùng và chăn nuôi tăng mạnh trở lại, mặc dù hiện nay vẫn còn 32 tỉnh có dịch bệnh, do đó, cân đối cung cầu vẫn được đảm bảo vì tồn kho còn lớn và nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong chín tháng qua tăng cao.
Mặt hàng đường được tính toán là nguồn cung cũng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Đến giữa tháng Chín vừa qua, lượng tồn kho tại các nhà máy là 84.200 tấn, tăng 43% so với cùng kỳ, cùng với hạn ngạch nhập khẩu đường còn khá lớn (khoảng 100.000 tấn), các nhà máy đường trong nước đã bước vào vụ mới nên ước tính sản lượng đường ba tháng cuối năm khoảng 200.000 tấn.
Bộ Công Thương dự báo sản xuất và tiêu thụ thép trong quý 4/2010 sẽ đạt khoảng 1,2-1,3 triệu tấn. Mặt khác, nhập khẩu thép giảm, khoảng từ 150.000-200.000 tấn và nhập khẩu phôi thép khoảng 600.000 tấn. Nguồn cung thép và phôi thép như vậy có khả năng đáp ứng đủ cầu.
Đối với mặt hàng giấy, từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng sản xuất khoảng 120.000 tấn. Bên cạnh đó, ba tháng cuối năm, nhiều dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Giấy đi vào hoạt động như dự án nâng cấp ba nhà máy xeo giấy tại Bãi Bằng, công suất 125.000 tấn giấy/năm; dự án đầu tư xây dựng nhà máy giấy của Công ty cổ phần Giấy Bãi Bằng công suất 50.000 tấn/năm sẽ góp phần tăng sản lượng giấy và bột giấy từ nay đến cuối năm. Như vậy, sản xuất giấy có thể đạt được kế hoạch.
Theo báo cáo của Tổng công ty Dầu Việt Nam, bắt đầu từ tháng Tám năm nay, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ hoạt động hết 100% công suất thiết kế, khoảng 6,5 triệu tấn/năm. Do nguồn cung dồi dào, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã gửi công văn đến Bộ Công Thương xin điều chỉnh giảm kế hoạch nhập khẩu xăng dầu năm 2010.
Căn cứ vào cung cầu mặt hàng thuốc chữa bệnh trong chín tháng qua, Bộ Công Thương cũng dự báo ba tháng cuối năm thị trường dược phẩm về cơ bản vẫn tiếp tục ổn định, nguồn cung đáp ứng thỏa mãn nhu cầu người bệnh, giá thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu có thể biến động nhẹ do phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập khẩu, sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ.
Nhu cầu phân bón trong nước được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới để phục vụ cho vụ Đông với nguồn cung đạt khoảng 3,6 triệu tấn; trong đó, sản xuất trong nước khoảng 2,5 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 1,1 triệu tấn.
Mặt hàng này được đánh giá là giá sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới do giá phân bón thế giới hiện nay vẫn ở mức cao, chi phí sản xuất phân bón cũng ở mức cao. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón đang có hiện tượng găm phân bón đã nhập khẩu từ thời gian giá thấp để chờ giá thị trường tăng mới bán ra. Vì vậy, cần có biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý của các doanh nghiệp này.
Trên thực tế, tại nhiều địa phương, nguồn cung hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu đã và đang được chuẩn bị tốt. Cùng với các hoạt động khuyến mại, giảm giá, các chương trình xúc tiến thương mại trong các tháng cuối năm, một số thành phố lớn đang tích cực triển khai các chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường.
Hiện Bộ Công Thương và các bộ, ngành đã có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương chuẩn bị các phương án bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, tạo sự chủ động trong việc điều tiết thị trường khi cần thiết.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã chủ động có nhiều biện pháp bình ổn thị trường. Theo báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố, hầu hết các địa phương đều có các biện pháp bình ổn thị trường phù hợp với đặc thù của địa phương mình.
Với cung cầu vật tư nguyên liệu cho sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu tiếp tục được bảo đảm, sự quan tâm phát triển thị trường nội địa, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, theo Bộ Công Thương, các tháng cuối năm nay và đầu năm 2011 sẽ không có hiện thượng thiếu hàng, sốt giá./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)