Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến nông-lâm-thủy sản giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025 vừa được Bộ Công thương phê duyệt, tổng vốn đầu tư cho cả thời kỳ đến năm 2025 khoảng 20.955 tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ USD.
Trước mắt giai đoạn đến 2015 vốn đầu tư cần khoảng 3.615 tỷ đồng. Dự kiến nguồn vốn đầu tư được thu xếp từ các nguồn: tín dụng ưu đãi, vốn tự thu xếp của các doanh nghiệp tư nhân, vốn hỗ trợ của Nhà nước cho chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, đào tạo nhân lực... Đặc biệt, Bộ Công thương sẽ ưu tiên nguồn Quỹ khuyến công cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị chế biến nông-lâm-thủy sản.
Với nguồn vốn trên, việc sản xuất các thiết bị chế biến nông-lâm-thủy sản sẽ được ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng năm. Các doanh nghiệp không chỉ được hỗ trợ kinh phí để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mà còn lựa chọn một số sản phẩm mũi nhọn để có kế hoạch nhập mẫu, chế tạo thử nghiệm, tiến tới sản xuất; xây dựng các trung tâm trình diễn cơ khí hóa nông nghiệp.
Quy hoạch ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu tốn ít tài nguyên vật chất nhằm tạo nên sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Doanh nghiệp trong nước chế tạo thiết bị chế biến nông-lâm-thủy sản được hỗ trợ từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ quốc gia đối với các chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực.
Dự án sản xuất thiết bị chế biến nông-lâm-thủy sản sử dụng vốn Nhà nước được xem xét và cho áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc giao thầu theo quy định của pháp luật.
Các sản phẩm chủ lực được lựa chọn sản xuất theo quy hoạch tập trung vào các thiết bị chế biến lúa gạo, sắn, cà phê phê, cao su, chè, mía đường, điều, thức ăn chăn nuôi, sản xuất còn nhiên liệu, chế biến ván nhân tạo, chế biến thủy sản.
Đó là máy phân loại hạt cà phê, gạo, điều nhân công suất 3-5 tấn/giờ; máy xát trắng gạo và máy đánh bóng gạo công suất 4-6 tấn/giờ, máy ly tâm tách bã sắn 80-100 m3/giờ, dây chuyền chế biến cà phê ướt công suất 4-10 tấn/giờ, máy rang cà phê và máy sấy phun cà phê hòa tan, hệ thống thiết bị cắt tách vỏ cứng hạt điều công suất 1 tấn/giờ, dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 150 tấn/ngày, băng tải và tấm tải cho thiết bị cấp đông siêu tốc thủy sản.../.
Trước mắt giai đoạn đến 2015 vốn đầu tư cần khoảng 3.615 tỷ đồng. Dự kiến nguồn vốn đầu tư được thu xếp từ các nguồn: tín dụng ưu đãi, vốn tự thu xếp của các doanh nghiệp tư nhân, vốn hỗ trợ của Nhà nước cho chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, đào tạo nhân lực... Đặc biệt, Bộ Công thương sẽ ưu tiên nguồn Quỹ khuyến công cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị chế biến nông-lâm-thủy sản.
Với nguồn vốn trên, việc sản xuất các thiết bị chế biến nông-lâm-thủy sản sẽ được ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng năm. Các doanh nghiệp không chỉ được hỗ trợ kinh phí để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mà còn lựa chọn một số sản phẩm mũi nhọn để có kế hoạch nhập mẫu, chế tạo thử nghiệm, tiến tới sản xuất; xây dựng các trung tâm trình diễn cơ khí hóa nông nghiệp.
Quy hoạch ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu tốn ít tài nguyên vật chất nhằm tạo nên sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Doanh nghiệp trong nước chế tạo thiết bị chế biến nông-lâm-thủy sản được hỗ trợ từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ quốc gia đối với các chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực.
Dự án sản xuất thiết bị chế biến nông-lâm-thủy sản sử dụng vốn Nhà nước được xem xét và cho áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc giao thầu theo quy định của pháp luật.
Các sản phẩm chủ lực được lựa chọn sản xuất theo quy hoạch tập trung vào các thiết bị chế biến lúa gạo, sắn, cà phê phê, cao su, chè, mía đường, điều, thức ăn chăn nuôi, sản xuất còn nhiên liệu, chế biến ván nhân tạo, chế biến thủy sản.
Đó là máy phân loại hạt cà phê, gạo, điều nhân công suất 3-5 tấn/giờ; máy xát trắng gạo và máy đánh bóng gạo công suất 4-6 tấn/giờ, máy ly tâm tách bã sắn 80-100 m3/giờ, dây chuyền chế biến cà phê ướt công suất 4-10 tấn/giờ, máy rang cà phê và máy sấy phun cà phê hòa tan, hệ thống thiết bị cắt tách vỏ cứng hạt điều công suất 1 tấn/giờ, dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 150 tấn/ngày, băng tải và tấm tải cho thiết bị cấp đông siêu tốc thủy sản.../.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)