Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa quyết định phê duyệt dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế, giai đoạn 2011-2015.
Dự án có tổng mức đầu tư 1.282 tỷ đồng, từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu về văn hóa của Chính phủ và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Dự án này do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư, tập trung vào tu bổ, tôn tạo lớp thành ngoài của kinh thành Huế, giải tỏa các hộ dân sống trên khu vực Thượng thành và Eo bầu ở kinh thành Huế.
Dự án đồng thời tu bổ toàn bộ hệ thống kè hào hầu hết đã bị hư hỏng sạt lở, nạo vét lòng hào đã bị bồi lấp, tu bổ tường thành, gia cường, chỉnh trang hệ thống cầu cống.
Hiện nay, Thừa Thiên-Huế có gần 2.800 hộ dân sống trên Thượng thành Đại nội Huế, và các Eo bầu thuộc khu vực một (khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt) của di tích. Nếu tính trung bình cứ bốn người/hộ thì đã có tới hơn một vạn người sinh sống ở khu vực này.
Toàn bộ Thượng thành (thành bao quanh Đại Nội - Huế) dài hơn 10km; trong đó, riêng đoạn các eo bầu (những khoảng lõm của 24 pháo đài dọc Kinh thành) đã có hơn 500 hộ.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tính toán đến các phương án tổ chức di dời dân ra khỏi Thượng thành theo Luật Di sản, bên cạnh đó là việc bảo tồn thích nghi.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải, những hộ dân chưa di dời ngay được thì hướng họ tham gia vào quá trình giữ gìn môi trường, giữ gìn bảo vệ di sản, đồng thời có quyền khai thác một số dịch vụ phục vụ khách du lịch như bán hàng lưu niệm, sản xuất đồ thủ công truyền thống và buộc họ gắn quyền lợi với trách nhiệm bảo tồn di sản, một việc làm mà lâu nay ta chưa nghĩ tới.
Tháng Tám vừa qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Huế đã quyết định đầu tư 99 tỷ 105 triệu đồng xây dựng năm khối nhà chung cư bốn tầng tại đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ với quy mô 161 căn hộ khép kín, thực hiện trong hai năm.
Các khu chung cư này có diện tích xây dựng hơn 3.700m2 với hơn 15.000 m2 sàn, đầy đủ hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, chống sét, chống cháy... để bố trí di dời các hộ dân sống trên Thượng thành và các Eo bầu ra khỏi vùng quản lý của di tích.
Kinh thành Huế là một trong những thành lũy thời cận đại còn ở Đông Dương và cũng là thành lũy còn lại nguyên vẹn nhất ở Việt Nam. Công việc xây dựng kinh thành Huế được khởi xướng từ năm 1803 đến tận năm 1832 mới hoàn tất.
Với mục đích phòng thủ là chính, mặt bằng của thành có dạng hình vuông hơi khum ở phía trước theo địa hình dải đất dọc bờ sông Hương, mỗi mặt có các cổng thành, trên có vọng lâu dùng để quan sát. Các mặt thành lại được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn.
Thêm vào đó, hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài được đào gần 10km chiều dài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).
Với những giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc, Kinh thành Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động lịch sử, sự tác động của môi trường tự nhiên và con người, hiện nay kinh thành Huế đã có nhiều đoạn xuống cấp trầm trọng./.
Dự án có tổng mức đầu tư 1.282 tỷ đồng, từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu về văn hóa của Chính phủ và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Dự án này do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư, tập trung vào tu bổ, tôn tạo lớp thành ngoài của kinh thành Huế, giải tỏa các hộ dân sống trên khu vực Thượng thành và Eo bầu ở kinh thành Huế.
Dự án đồng thời tu bổ toàn bộ hệ thống kè hào hầu hết đã bị hư hỏng sạt lở, nạo vét lòng hào đã bị bồi lấp, tu bổ tường thành, gia cường, chỉnh trang hệ thống cầu cống.
Hiện nay, Thừa Thiên-Huế có gần 2.800 hộ dân sống trên Thượng thành Đại nội Huế, và các Eo bầu thuộc khu vực một (khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt) của di tích. Nếu tính trung bình cứ bốn người/hộ thì đã có tới hơn một vạn người sinh sống ở khu vực này.
Toàn bộ Thượng thành (thành bao quanh Đại Nội - Huế) dài hơn 10km; trong đó, riêng đoạn các eo bầu (những khoảng lõm của 24 pháo đài dọc Kinh thành) đã có hơn 500 hộ.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tính toán đến các phương án tổ chức di dời dân ra khỏi Thượng thành theo Luật Di sản, bên cạnh đó là việc bảo tồn thích nghi.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải, những hộ dân chưa di dời ngay được thì hướng họ tham gia vào quá trình giữ gìn môi trường, giữ gìn bảo vệ di sản, đồng thời có quyền khai thác một số dịch vụ phục vụ khách du lịch như bán hàng lưu niệm, sản xuất đồ thủ công truyền thống và buộc họ gắn quyền lợi với trách nhiệm bảo tồn di sản, một việc làm mà lâu nay ta chưa nghĩ tới.
Tháng Tám vừa qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Huế đã quyết định đầu tư 99 tỷ 105 triệu đồng xây dựng năm khối nhà chung cư bốn tầng tại đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ với quy mô 161 căn hộ khép kín, thực hiện trong hai năm.
Các khu chung cư này có diện tích xây dựng hơn 3.700m2 với hơn 15.000 m2 sàn, đầy đủ hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, chống sét, chống cháy... để bố trí di dời các hộ dân sống trên Thượng thành và các Eo bầu ra khỏi vùng quản lý của di tích.
Kinh thành Huế là một trong những thành lũy thời cận đại còn ở Đông Dương và cũng là thành lũy còn lại nguyên vẹn nhất ở Việt Nam. Công việc xây dựng kinh thành Huế được khởi xướng từ năm 1803 đến tận năm 1832 mới hoàn tất.
Với mục đích phòng thủ là chính, mặt bằng của thành có dạng hình vuông hơi khum ở phía trước theo địa hình dải đất dọc bờ sông Hương, mỗi mặt có các cổng thành, trên có vọng lâu dùng để quan sát. Các mặt thành lại được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn.
Thêm vào đó, hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài được đào gần 10km chiều dài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).
Với những giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc, Kinh thành Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động lịch sử, sự tác động của môi trường tự nhiên và con người, hiện nay kinh thành Huế đã có nhiều đoạn xuống cấp trầm trọng./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)